Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 44 - 46)

8. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên, là tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia. Với vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng an ninh và khả năng mở rộng hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.

b. Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 968.960 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 264.464.278 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 611.674 ha, đất chuyên dùng 31.494ha và đất ở là 8242ha. Diện tích đất là đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 15o trở lên, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2016 của tỉnh Kon Tum phân theo huyện, thành phố

Đơn vị tính: Ha Huyện, thành phố Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Tổng 968.960 264.463 611.674 31.494 8.242 Thành phố Kon Tum 43.289 31.085 1.133 6.306 3.040 Huyện Đăk Glei 149.364 36.644 106.597 2.117 425 Huyện Ngọc Hồi 84.377 38.856 38.504 2.085 756 Huyện Đăk Tô 50.870 29.049 16.612 3.620 532 Huyện Kon Plông 137.124 11.283 113.469 2.539 770 Huyện Kon Rẫy 91.390 19.810 58.741 1.457 252 Huyện Đăk Hà 84.503 34.811 38.319 4.370 793 Huyện Sa Thầy 143.172 39.669 92.099 5.512 724 Huyện Tu Mơ Rông 85.934 26.453 56.249 545 449 Huyện Ia H,Drai 98.021 755 90.952 2.939 495

(Nguồn: Niên giám thống kê của Cục thống kê Kon Tum)

Qua số liệu tại Bảng 2.1 trên, diện tích đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp chiếm đa số; đất chuyên dùng, đất ở chiếm rất ít và có độ dốc dọc lớn nên gây tác động rất lớn đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án đầu tư và chi phí đầu tư cao.

c. Khí hậu

Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam và mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260mm, năm thấp nhất 1.234mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, 9. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng Đông Bắc, nhưng vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.

Với đặc điểm khí hậu nêu trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, nhất là tiến độ thực hiện các công trình, dự án dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)