TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 43 - 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

TRIỂN - CHI NHÁNH ĐĂK NÔNG

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển - chi nhánh Đăk Nông

a. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông là một chi nhánh của Ngân Hàng TMCP ĐT&PTVN tại địa bàn tỉnh Đắk Nông, bao gồm 1 chi nhánh và4Phòng giao dịch.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Đắk Nông.

Năm 2004 sau khi tỉnh Đắk Nông đƣợc thành lập thì nền kinh tế - xã hội còn đang gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống giao thông, y tế… chƣa đảm bảo, đầu tƣ còn sơ sài.

Nhận thấy đƣợc vấn đề này vào ngày 01/01/2004 Ngân hàng ĐT&PTVN quyết định thành lập Ngân Hàng Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông. Đây là một sự quyết định quan trọng vì sự ra đời của chi nhánh đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thúc đẩy đầu tƣ nâng cao cơ sở hạ tầng, phát triển vị thế của một tỉnh mới.

Trải qua những năm tháng hình thành và phát triển, Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông đang từng bƣớc đi lên hòa nhập với hệ thống Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đồng thời với sự lớn mạnh không ngừng góp phần quan trọng vào công

tác đổi mới, xây dựng và phát triển ổn định kinh tế của tỉnh mới Đắk Nông. Từ khi thành lập đến nay Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông không ngừng phát triển về số lƣợng và chất lƣợng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo xu thế hội nhập, Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông từ chỗ đơn thuần cho vay đến nay đã đa dạng hóa hoạt động, sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao về trình độ, nghiệp vụ, văn hóa ứng xử và giao tiếp. Với phƣơng châm hoạt động: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, đến nay Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông đã có một lƣợng khách hàng truyền thống ổn định, và ngày càng thu hút nhiều khách hàng mới.

Ngoài chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong dân cƣ, Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông nhận vốn từ ngân sách của NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam để cho vay các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật; kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH chủ yếu trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển. Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông đƣợc phép thực hiện các hoạt động của NHTM đƣợc quy định tại Luật các tổ chức tín dụng QH X - 12/12/97và các văn bản bổ sung sửa đổi 20/2/2004/QH XI - 15/06/2004, và luật NHNN 06/1997/QH X – 25/12/97 và sửa đổi bổ sung 10/2003/ QH XI – có hiệu lực thi hành 1/8/2003.

b. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh

* Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng khách hàng doanh nghiệp (Phòng KHDN)

Tham mƣu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng.

Quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển

thƣơng hiệu...).

Phòng khách hàng cá nhân (Phòng KHCN)

Tham mƣu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV.

Phòng Giao dịch khách hàng (Phòng GDKH)

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nƣớc và của BIDV. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trƣớc khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ NH nhƣ: Rút, gửi tiền, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lƣơng...

Khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, kế toán trƣởng, ngƣời giao dịch...)...

Phòng Kế hoạch tổng hợp (Phòng KHTH)

Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, tham mƣu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại CN.

Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trƣờng, các sự cố rủi ro thị trƣờng ở CN và đề xuất phƣơng án xử lý.

Phòng Quản trị tín dụng (Phòng QTTD)

Bảo lãnh các khoản tín dụng vƣợt mức. Tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dụ án trung dài hạn. Tái thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay. Định kỳ kiểm soát tín dụng và việc giải ngân vốn vay. Kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Giám sát các khoản vay vƣợt hạn mức, việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo, các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.

Quản lý, lƣu trữ hồ sơ thông tin khách hàng

Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại CN. Giám sát việc tuân thủ các quy định của NHNN,quy định và chính sách của NHTMCPĐT&PTVN. Tổng hợp và đánh giá thực hiện các loại báo cáo tín dụng.

Phòng Quản lý rủi ro (Phòng QLRR)

Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của CN; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

Điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng, giảm nợ xấu của CN, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Phòng Tổ chức hành chính (Phòng TCHC)

Tham mƣu cho Giám đốc và hƣớng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch, phát triển mạng lƣới thành lập hay giải thể các đơn vị trực thuộc CN.

Lập phƣơng án và tổ chức tuyển dụng nhân sự, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch và nhận xét cán bộ công nhân viên. Quản lý thực hiện chế độ tiền lƣơng và bảo hiểm của cán bộ công nhân viên, thực hiện nội quy cơ quan.

Thực hiện ủy quyền của Giám đốc ký một số công văn trong phạm vi nội bộ do GĐ quy định.

Phòng Tài chính kế toán (Phòng TCKT)

Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở CN.

Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà Nƣớc theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo NH TMCPĐầu tƣ và Phát triển VN, Ban giám đốc CN.

Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của CN, thu chi tiền mặt. Quản lý các chứng chỉ tiền gửi có giá, hồ sơ tài sản cầm cố thế chấp. Thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho CN, thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV Đăk Nông

Giai đoạn 2011 - 2014 tình hình kinh tế trong nƣớc có nhiều diễn biến bất lợi về kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, sức mua thị trƣờng sụt giảm mạnh, thị trƣờng bất động sản đóng băng, thị trƣờng tài chính tiền suy giảm, nhƣ chứng khoán, vàng, lãi suất và chính sách cấp tín dụng và đặc biệt là các sự kiện lớn gây chấn động trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng nhƣ sự kiện tại hệ thống Vietinbank, ACB, Sacombank, việc sát nhập các NHTMCP, ….trong những tháng đầu năm và giữa năm.

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngay từ hàng năm Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 01/NQ- CP ngày về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển năm và để tháo gỡ khó khăn SXKD nhằm hỗ trợ thị trƣờng, Trong năm 2012 Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trƣờng thị trƣờng nhằm đảm bảo thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra.

Những diễn biến của tình hình kinh tế trong nƣớc đã ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành Ngân hàng. Thị trƣờng tài chính tiền tệ khó khăn và còn những bất ổn: tín dụng tăng trƣởng thấp, nợ xấu tăng cao, cân đối vốn theo kỳ hạn chƣa vững chắc và còn một số TCTD khó khăn thanh khoản, một số NHTM chƣa chấp hành nghiêm quy định lãi suất tiền gửi,…. Liên tục NHNN đã ban hành các thông tƣ, quy định về hạ lãi suất cho vay và huy động, nới lỏng room tín dụng cho một số đối tƣợng vay gắn với công tác an toàn, đƣa ra các biện pháp ổn định thị trƣờng tháo gỡ khó khăn cho DN SXKD nhƣ miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ ổn định tỷ giá, giám sát chặt chẽ các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm soát,….bƣớc đấu đã đạt đƣợc những kết quả tích cực.

Năm 2013 là năm cả nƣớc tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ƣơng đến Địa phƣơng đã tập trung thực hiện quyết liệt nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển – xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nƣớc năm 2013; nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu của chính phủ.

hàng liên quan mật thiết đến nền sản xuất xã hội và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của đông đảo ngƣời dân. Năm 2013 cũng là năm đã chứng kiến nhiều bƣớc đột phá cũng nhƣ đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự thành công chung của điều hành kinh tế vĩ mô của hệ thống ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ. Những bất ổn và khó khăn của thị trƣờng tài chính trong năm 2013 nhƣ: tín dụng tăng trƣởng thấp, nợ xấu tăng cao, cân

đối vốn theo kỳ hạn chƣa vững chắc và còn một số TCTD khó khăn thanh khoản, một số NHTM chƣa chấp hành nghiêm quy định lãi suất tiền gửi,….đã đƣợc khắc phục bằng những giải pháp đƣợc ban hành và triển khai quyết liệt, đột phá toàn diện trên tất cả các mặt tài chính, hoạt động, quản trị, con ngƣời. Liên tục NHNN đã ban hành các thông tƣ, quy định về hạ lãi suất cho vay và huy động, nới lỏng room tín dụng cho một số đối tƣợng vay gắn với công tác an toàn, đƣa ra các biện pháp ổn định thị trƣờng tháo gỡ khó khăn cho DN SXKD nhƣ miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ ổn định tỷ giá, giám sát chặt chẽ các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm soát, thành lập Công ty VAMC - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam nhằm xử lý nợ xấu của các TCTD mà không dùng tiền của Ngân sách nhà nƣớc….

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nƣớc, của ngành Ngân hàng, tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ CNV Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Đắk Nông tuân thủ triệt để các chỉ đạo điều hành của NHNN, BIDV TW và chỉ thị của các cấp chính quyền địa phƣơng luôn nỗ lực cố gắng trong các hoạt động,… kết quả chi nhánh đƣợc xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, các tổ chức đoàn thể cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh. Kết quả cụ thể của từng hoạt động nhƣ sau:

a. Hoạt động huy động vốn

Cuối năm 2012 đạt 734 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2011, hoàn thành 96% kế hoạch BIDV giao năm 2012. Huy động vốn bình quân đạt 687,9 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch. Cơ cấu tiền gửi: HĐV dân cƣ tăng đều qua các quý, HĐV từ các DN và TC tăng chủ yếu ở quý 1, quý 2 và quý 3,4 giảm; HĐV BQ tăng chủ yếu ở có KH và đối tƣợng KH cá nhân.HĐV tăng nhƣng không nhiều, thị phần giảm so với 2011 (22.1%/24,8%).

hoàn thành 90.5% kế hoạch BIDV giao năm 2013. Huy động vốn bình quân đạt 747 tỷ đồng, hoàn thành 99.6% kế hoạch. Cơ cấu tiền gửi: HĐV dân cƣ chiếm khoảng72,43% tăng 6.05% so với năm trƣớc (66.38%); TCKT chiếm 21.69% giảm nhẹ so với năm trƣớc (25.09%); ĐCTC chiếm 5.89 % giảm so với năm trƣớc (8.53%); HĐV có kỳ hạn chiếm khoảng 67% trên tổng số dƣ HĐV trong đó khoảng 35% là kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đảm bảo tính bền vững; HĐV BQ tăng chủ yếu ở có kỳ hạn và đối tƣợng KH cá nhân. HĐV cuối kỳ giảm nhẹ 4,3% tuy nhiên số dƣ huy động vốn bình quân tăng 8,6% so với năm 2012, thị phần giảm so với 2012 chỉ còn 19,4% (năm 2012 là 22.1%).

Năm 2014: HĐV bình quân: 850.7 tỷ đồng/KH là 830 tỷ đồng, hoàn thành 102%KH/năm và tăng trƣởng 14% so với năm 2013. HĐV cuối kỳ: 931,3 tỷ đồng/KH là 900 tỷ đồng, hoàn thành 103%KH năm. Thị phần HĐV: Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác trên địa bàn nhƣng Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực cố gắng trong việc tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc và duy trì ổn định nền khách hàng tiền gửi. Kết quả, thị phần HĐV của Chi nhánh trên địa bàn đã có sự ổn định và cải thiện tƣơng đối tốt. Cụ thể: Năm 2014 là 19.6% tăng nhẹ so với năm 2013 (năm 2013 là 19.4%).

b. Hoạt động cho vay

Dƣ nợ tín dụng năm 2012 đạt 1.878 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Trong năm, BIDV cung ứng vốn cho vay hỗ trợ Ngân sách tỉnh 80 tỷ đồng, mở rộng cho vay đối tƣợng nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Dƣ nợ tín dụng tăng 120 tỷ đồng.

Dƣ nợ tín dụng năm 2013 đạt 2.102 tỷ đồng tăng 12% so với đầu năm cao hơn mức tăng chung của hệ thống cũng nhƣ ngành ngân hàng trên địa bàn (Địa bàn Đắk Nông tăng 10,4%), hoàn thành 99.6% kế hoạch năm. Trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 43 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)