Đảm bảo sự cạnh tranh về mặt lãi suất với các TCTD trên cùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 84 - 86)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Đảm bảo sự cạnh tranh về mặt lãi suất với các TCTD trên cùng

cùng địa bàn

Các NHTM Việt nam gặp không ít khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt động. Lãi suất bình quân trên thị trƣờng quốc tế trong năm liên tục giảm và thị trƣờng tài chính – tiền tệ diễn ra rất phức tạp đã đẩy các ngân vào tình trạng cạnh tranh gay gắt với nhau. Mỗi một khách hàng đến với Ngân

hàng có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau về ngành nghề sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ khả năng tài chính, về điều kiện thị trƣờng hiện tại cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực đó trong tƣơng lai. Ngƣợc lại, về phía Ngân hàng, trên cơ sở các điều kiện nội tại của mình, Ngân hàng sẽ có một chính sách khách hàng, một thị trƣờng mục tiêu khác nhau trong những giai đoạn thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy trong mỗi một thời kỳ nhất định, Ngân hàng phải xác định cho mình một mục tiêu nhất định, đồng thời có thái độ ứng xử thích hợp với từng đối tƣợng khách hàng đặc biệt là vấn đề lãi suất cho vay. Đối với các khách hàng khác nhau sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau, chẳng hạn nhƣ với các khách hàng truyền thống, làm ăn có uy tín, luôn thanh toán sòng phẳng, hoặc những khách hàng lớn có xu hƣớng phát triển tốt trong tƣơng lai mà Ngân hàng cần phải duy trì mối quan hệ, thì Ngân hàng cần áp dụng một mức lãi suất ƣu đãi hơn, hoặc vẫn áp dụng những mức lãi suất chung, nhƣng có những phần thƣởng nhất định, chẳng hạn nhƣ áp dụng một tỷ lệ chiết khấu nhất định khi khách hàng thanh toán nợ. Cũng có những khách hàng có xu hƣớng phát triển tốt trong tƣơng lai nhƣng hiện tại do một số điều kiện nào đó khách hàng đang gặp khó khăn thì ngân hàng có thể tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng thông qua công cụ lãi suất của mình. Làm đƣợc điều này, không những Ngân hàng đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, mà còn tạo ra một mối quan hệ tốt, tin tƣởng và hiểu biết lẫn nhau giữa Ngân hàng và khách hàng.

Thêm vào đó thì việc ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn cũng khiến ngân hàng phải theo dõi các động thái về lãi suất cho vay hộ của các Tổ chức tín dụng khác để có quyết định mức lãi suất phù hợp. Trong điều kiện cơ chế phân quyền hiện nay thì Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển – Chi nhánh Đăk Nông hoàn toàn có thể quyết định mức lãi suất cho Chi nhánh. Ngoài ra, cần tiết kiệm tối đa các chi phí hoạt động để có cơ

sở giảm lãi suất. Theo dõi chặt chẽ sự biến động về lãi suất trên thị trƣờng, giữa các TCTD khác trên địa bàn để đƣa ra những chính sách về lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh nhƣng cũng đảm bảo tuân theo quy định của cấp trên.

Trên cơ sở của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần áp dụng phần bù rủi ro đối với lãi suất cho từng khách hàng. Trên thực tế, Chi nhánh vẫn chƣa áp dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ vào việc ấn đinh phần bù rủi ro cho lãi suất của các khoản vay. Cần nghiên cứu vận dụng điều này nhƣ là một thành phần của chính sách khách hàng.

Mặt khác, trong quản trị tín dụng cũng cần vận dụng lý thuyết về sự tƣơng quan giữa tỷ lệ tài sản đảm bảo trên khoản vay với phần bù rủi ro để xác định lãi suất. Theo đó, các khoản vay có tỷ lệ tài sản bảo đảm thấp sẽ đƣợc bù đắp bởi một phần bù rủi ro cao hơn và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)