Nội dung, tiêu chí và phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 37 - 43)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nội dung, tiêu chí và phƣơng pháp phân tích

Nội dung cơ bản của phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm:

a. Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NH.

Những yếu tố môi trƣờng bên ngoài bao gồm những yếu tố của môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng cạnh tranh. Những đặc điểm bên trong chủ yếu bao gồm: các nguồn lực; chiến lƣợc; mạng lƣới...

b. Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay hộ kinh doanh của NH.

c. Phân tích về các hoạt động NH thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay hộ kinh doanh, bao gồm:

- Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ

- Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần

- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ KD

- Hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay hộ KD

Đối với các nội dung phân tích đề cập trong mục a, b, c phƣơng pháp sử dụng là kết hợp các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp nhằm rút ra các nhận định phù hợp.

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay kinh doanh

Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh tập trung vào các nội dung sau:

(i)Phân tích quy mô hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Phân tích quy mô cho vay hộ kinh doanh sử dụng các chỉ tiêu sau: + Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh

+ Số lƣợng khách hàng hộ kinh doanh vay vốn

+ Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng hộ kinh doanh

(ii) Phân tích về thị phần cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng trên thị trƣờng mục tiêu

Thị phần cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng đƣợc đánh giá qua tỷ trọng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng đó so với tổng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh của tất cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn (thị trƣờng mục tiêu) kể cả cho vay hộ kinh doanh của chính Ngân hàng.

(iii) Phân tích về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

Cơ cấu cho vay hộ kinh doanh có thể đƣợc phân tích qua các tiêu thức sau:

- Cơ cấu cho vay HKD theo kỳ hạn - Cơ cấu cho vay HKD theo sản phẩm

- Cơ cấu cho vay HKD theo hình thức bảo đảm tiền vay - Cơ cấu cho vay HKD theo ngành nghề

- Cơ cấu cho vay HKD theo quy mô - Cơ cấu cho vay HKD theo địa bàn - Cơ cấu cho vay HKD theo loại tiền tệ

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện về số liệu mà có thể lựa chọn tiêu thức phân tích thích hợp.

(iv) Phân tích về tăng trƣởng thu nhập cho vay hộ kinh doanh

Trong điều kiện hạch toán hiện nay của NHTM chƣa thể thực hiện tính toán chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay hộ kinh doanh nên có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập cho vay hộ kinh doanh để đánh giá một cách

gián tiếp hiệu quả cho vay hộ kinh doanh.

(v). Phân tích chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của KH hộ kinh doanh trong quá trình NH cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này có thể đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức:

- Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh

- Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng hộ kinh doanh thông qua khảo sát ý kiến.

(vi) Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD đƣợc tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh từ nhóm 2 đến nhóm 5

Dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 = x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

Hiện nay, đối các NHTM Việt nam, việc phân loại nợ theo nhóm nợ thể hiện mức độ đánh giá rủi ro của khoản nợ. Theo thông lệ và theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam, trừ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, các nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên (nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) đƣợc xem là các khoản dƣ nợ có rủi ro tín dụng. Vì vậy, tỷ lệ dƣ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dƣ nợ tín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NH nhất định.

+ Cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh

(hay các cập độ) khác nhau của rủi ro tín dụng nhƣng do tính không đồng nhất về mức rủi ro của các nhóm nợ, nên chƣa đánh giá chuấn xác đƣợc mức độ rủi ro tín dụng tổng thể của NH vì vây, cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

+ Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh

Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là các khoản nợ đƣợc phân loại vào các nhóm nợ :

- Nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn. - Nhóm nợ nghi ngờ.

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ảnh khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhƣợc điểm là nó bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau. Do đó, cần kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD.

+ Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay hộ kinh doanh Các khoản xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100%

Tổng tài sản có

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp để thu hồi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi và ngƣợc lại.

Nợ xóa ròng = Dƣ nợ đã xử lý rủi ro xuất ngoại bảng – Các khoản thực thu hồi ( từ phát mãi tài sản bảo đảm, thu đƣợc từ ngƣời vay ... )

Số trích lập dự phòng

Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100% Tổng dƣ nợ cho vay

Mức trích lập dự phòng cụ thể căn cứ vào việc phân nhóm nợ có tính đến giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay. Vì vậy, mức trích lập này phản ảnh đƣợc mức độ tổn thất tiềm ẩn từ rủi ro TD của NH, có tính đến yếu tố tài sản bảo đảm. Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy NH đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay DN và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra.

Đối với nội dung phân tích kết quả cho vay hộ kinh doanh, phƣơng pháp phân tích chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu nói ở trên, so sánh với mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đặt ra và phân tích biến động theo thời gian để chỉ ra xu hƣớng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề hạn chế, bất cập.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày kết quả nghiên cứu về các nội dung chủ yếu: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NHTM

- Luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.

Những nội dung trình bày trong chƣơng 1 là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá tình hình cho vay khách hàng hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển– Chi nhánh ĐăkNông trong chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI

NHÁNH ĐĂK NÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển, chi nhánh đắk nông (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)