Các điều kiệm phát triển du lịch Bà Nà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hình ảnh điểm đến của du lịch bà nà (Trang 57 - 92)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Các điều kiệm phát triển du lịch Bà Nà

a. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên nhân văn

- Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, xã hội.Con người là tài nguyên du lịch, là chủ thể của tài nguyên

Bà Nà được coi là “lá phổi xanh”, là “hòn ngọc quý” về khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng. Du khách đến Bà Nà không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ở Bà Nà một ngày có 4 mùa riêng biệt: buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá như giữa đông.

Đầu thế kỷ 20, để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của người Pháp tại miền Trung, nhiều nhà nghỉ, biệt thự, khách sạn đã mọc lên suốt dọc các triền

núi, trên đỉnh Bà Nà và đỉnh Núi Chúa (đỉnh cao nhất ở đây với độ cao 1.487m so với mặt biển). Lúc đó Bà Nà nhanh chóng trở thành một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều du khách ngang tầm với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sa Pa. Sau đó do chiến tranh tàn phá, nơi đây trở nên hoang phế và bị lãng quên theo thời gian.

Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Bà Nà có hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Trong những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn là nơi cư trú của 256 loài động vật, trong đó có 61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát. Hệ thực vật ở đây có 543 loài gồm 136 họ và 379 chi. Bà Nà là nơi có nhiều loài động vật quý hiếm cư trú như trĩ sao, gấu đen châu Á, vượn bạc má hung...

Với những ưu thế tuyệt diệu đó, Khu du lịch Bà Nà đã được tập trung xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, đặc biệt đầu tư vào hệ thống cáp treo, khu lưu trú, khu vui chơi giải trí...Một số khu biệt thự cổ kiểu Pháp, khu văn hoá Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, cầu lông, bida...đã dần khôi phục và tôn tạo.

Năm 2004, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn được xây dựng ở đây. Trên núi cao, chùa Linh Ứng linh thiêng với những nét kiến trúc tinh tế làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao. Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Tượng Phật cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Bên cạnh chùa Linh Ứng là những hầm rượu của người Pháp vẫn còn đó nay được

sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay.

Đến với Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cảm giác như đi lạc trong mây. Nhưng vào những ngày trời quang mây tạnh, du khách có thể thu gọn trong tầm mắt cả một vùng không gian rộng lớn như thành phố Đà Nẵng, vịnh Đà Nẵng (nhân dân địa phương vẫn quen gọi là Vũng Thùng) với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn uốn quanh những cánh đồng trù phú, Cù Lao Chàm giữa nhấp nhô sóng biếc... Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc kỳ thú.Để lên được đỉnh Bà Nà, trước đây du khách phải vượt qua 15km đường quanh co, uốn lượn. Nay với hệ thống cáp treo hiện đại chỉ mất 15 phút. Theo xác nhận của Hiệp hội Cáp treo thế giới, tuyến cáp treo này đã được lập 02 kỷ lục thế giới, đó là tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (1.291,81m).

Khi đi cáp treo, du khách sẽ có dịp khám phá toàn cảnh Bà Nà từ trên cao vàngắm hình ảnh trên các cabin, mỗi hình ảnh mang một đặc điểm riêng của Bà Nà như:

- Kỷ lục thế giới về độ dài của cáp treo 1 dây;

- Kỷ lục thế giới về cáp treo có độ cao chênh lệch lớn nhất giữa 2 ga; -Khí hậu giao chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông khi đi trên cáp; - Khí hậu chuyển đổi 4 mùa trong ngày;

- Thác Tóc Tiên; - Chùa Linh Ứng;

- Núi Chúa - Nguồn gốc của tên gọi Bà Nà; - Hoa Đào chuông - là biểu tượng của Bà Nà;

- Khu du lịch có khí hậu vùng núi gần thành phố biển nhất (cách Đà Nẵng khoảng 30 km).

Các khu du lịch, nhà nghỉ, khách sạn, biệt thự ở đây có đầy đủ các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách. Trong trường hợp các khu nghỉ ở đây đã kín phòng, du khách có thể xin lưu trú ở chùa Linh Ứng cho cuộc hành trình của mình.Tại đây còn thường xuyên tổ chức các đêm lửa trại, quảng bá các đặc sản vùng núi và tạo điều kiện giúp du khách đi tham quan dã ngoại.

Hàng năm, Bà Nà đón hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp để du khách nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên hoang dã. Bà Nà, một điểm du lịch hấp dẫn khi bạn có dịp đến với thành phố Đà Nẵng.

b. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm tương đối nhiều.Ngôi chùa trên đỉnh núi linh thiêng, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành đã tạo cho Bà Nà một dấu ấn rất riêng trong lòng du khách.

c. Điều kiện về an ninh xã hội

Môi trường du lịch tại Bà Nà tương đối yên bình, anh ninh, an toàn cao.

d. Điều kiện về tổ chức

Ban quản lí khu du lịch Bà Nà là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và khai thác khu du lịch Bà Nà tạo cho Bà Nà một môi trường du lịch mà đối với du khách như bước vào chốn bồng lai tiên cảnh, không khí trong lành, trong mát, các khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại, các tòa nhà mang đậm phong cách châu Âu cổ kính…Tất cả đem đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ mà chỉ có Bà nà mới có.

2.1.4.Tình hình phát triển du lịch Bà Nà trong thời gian qua

Nằm ở khu vực miền Trung, Đà Nẵng có địa hình đa dạng, phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, phía Tây là vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang, phía

đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước, phía nam có núi Ngũ Hành Sơn… Với tiềm năng du lịch lớn như vậy, Đà Nẵng đã xác định ngành du lịch sẽ là mũi nhọn kinh tế trong tương lai gần.

Mới đây, trong chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch của thành phố đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hằng năm giai đoạn 2012-2015 đạt 18%, doanh thu tăng bình quân 23%. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên, đó là đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ và vùng phụ cận thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua sắm có tầm cỡ khu vực với chất lượng phục vụ cao.

Được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1986, Bà Nà - Núi Chúa có diện tích khoảng 8.838 ha với hơn 500 loài thực vật, 266 loài động vật, trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Nơi đây không chỉ là khu vực tiềm năng về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, mà còn là nơi phát triển các loại hình du lịch khám khá, du lịch mạo hiểm… Đồng thời, phát triển hệ sinh thái rừng, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về động thực vật rừng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Năm 1997, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư tái thiết tuyến đường lên núi Bà Nà, cắm mốc hồi sinh cho một điểm du lịch đầy triển vọng.

Năm 2009, với việc giao Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà đầu tư xây dựng, Bà Nà dần trở thành nơi du lịch khám phá, nghỉ dưỡng và tâm linh của đông đảo du khách với tuyến cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới, sự ra đời

của một loạt khách sạn, biệt thự, phòng nghỉ, nhà hàng, bar, tiện nghi và hiện đại của Khu Nghỉ dưỡng Miền núi Bà Nà Hills...

Bà Nà Hills đã đưa ra dự án Quần thể Khu Du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ với sân gôn 36 lỗ, khu phố và thị trấn kiến trúc Pháp, Công viên bảo tồn và phát triển các động vật hoang dã và vui chơi giải trí, khu cắm trại, khu trang trại với các đồn điền trồng chè, khu khách sạn 5 sao, các khu biệt thự với kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, phục hồi các công trình cổ xưa thời Pháp...

Vào tháng 7/2012, Bà Nà Hills đã khai trương Khu vui chơi giải trí trên núi có quy mô lớn nhất khu vực và là điểm đến không thể thiếu khi đặt chân đến Đà Nẵng.

Bà Nà Hills còn khai thác tour du lịch tâm linh với điểm đến là Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, chùa Linh Ứng và bức tượngĐức Bổn Sư cao 27m màu trắng uy nghiêm, đây là một trong ba bức tượng Phật lớn nhất Châu Á.

Khu du lịch này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển du lịch khu vực phía Tây của thành phố nói riêng, và Đà Nẵng nói chung.

Bên cạnh Bà Nà, khu vực phía Tây của thành phố cũng còn nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác cần được khai thác có hiệu quả như suối nước nóng Phước Nhơn, hồ Đồng Nghệ ở Hòa Khương, khu du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa, du lịch sinh thái làng quê, làng nghề truyền thống…

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Tây Nam, mỏ nước khoáng Phước Nhơn thuộc địa phận xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang đã được UBND thành phố cho phép Công ty Thực Phẩm và Đầu Tư Công nghệ Đà Nẵng triển khai đầu tư xây dựng. Dự án có tổng diện tích khoảng 20.099m2, bao gồm hệ thống khu tắm khoáng, nhà hàng, chòi thư giãn - câu cá, dịch vụ massage… Các khu du lich khác như Khu du lịch Ngầm Đôi, Khu du lịch Suối Hoa cũng đã được đầu tư xây dựng theo hướng xã hội

hoá, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, đồng thời tạo nguồn thu nhập, giải quyết lao động cho người dân địa phương.

Một tuyến du lịch thuộc khu vực phía Tây thành phố là sông Cu Đê. Con sông bắt nguồn từ sự giao nhau giữa sông Bắc và sông Nam tại Cầu Sập thôn Tà Lang xã Hòa Bắc và hạ nguồn thuộc hai phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam quận Liên Chiểu. Đây là vùng sông nước còn hoang sơ, non nước hữu tình… Đi dọc bờ sông, lên đến khu vực thượng nguồn, thăm thú bãi Sạn, vịnh Dài… và vào thăm thôn Giàn Bí, Tà Lang, nơi sinh sống của đồng bào Cơ-tu, khám phá, tìm hiểu những phong tục tập quán, lối sống của đồng bào ở đây.

Với điều kiện tự nhiên đặc thù, có thể nói tài nguyên du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực phía Tây thành phố. Tuy nhiên, hiện nay, sự đầu tư còn dàn trải, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn vào khu vực này. Đồng thời, ngành du lịch của thành phố cũng cần có quy hoạch tổng thể, khớp nối về cơ sở hạ tầng, liên kết giữa các tour, tuyến của các doanh nghiệp để hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng. Ví dụ, khách tham quan có thể đến Đà Nẵng, thăm thú các làng quê, tắm suối, thư giãn tại suối nước nóng, du lịch khám phá vùng sông nước Cu Đê, leo núi, kết hợp nghỉ dưỡng tại khu du lịch cao cấp Bà Nà… Nếu thực hiện được sự liên kết này, thời gian lưu trú của khách sẽ dài hơn, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của cả vùng, góp phần làm tăng thu nhập địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt du lịch sinh thái sẽ giúp Đà Nẵng bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa văn hóa địa phương.

2.2.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.2.1.Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài

Từ các mô hình nghiên cứu trên ta có thể xây dựng mô hình nghiên cứu hình ảnh điểm đến cho đề tài nghiên cứu luận văn này.Hình ảnh điểm đến Bà Nà được đo lường bởi các nhóm thuộc tính

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu về hình ảnh điểm đến Bà Nà

2.2.2.Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu

Các giả thuyết mô hình nghiên cứu được đề ra như sau:

- Giả thuyết H1: Khi tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất được đánh giá tăng hay giảm thì hình ảnh điểm đến Bà Nà sẽ được nâng cao hay

Hình ảnh điểm đến du

lịch Bà Nà

Môi trường

Vui chơi, giải trí, tham

quan, mua sắm

Chỗ ở

Văn hóa tâm linh

Con người

Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất H1 H2 H3 H4 H5 H6

giảm đi

- Giả thuyết H2: Khi môi trường được đánh giá cao hay giảm thì sẽ có tác dụng làm tăng hay giảm điểm đến.

- Giả thuyết H3: Khi dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, tham quan, mua sắm được đánh giá cao thì sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến.

- Giả thuyết H4: Khi văn hóa tâm linh được đánh giá cao thì sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến.

- Giả thuyết H5: Khi nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch được đánh giá cao thì sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến.

- Giả thuyết H6: Khi cơ sở vật chất về chõ ở được đánh giá cao thì sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến

2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.Quy trình nghiên cứu - Bối cảnh nghiên cứu

- Vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về nghiên cứu hình ảnh điểm đến du lịch và kết quả nghiên cứu trước

- Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu - Xây dựng thang đo và câu hỏi

- Sáng lọc thang đo, các biến quan sát - Thang đo chính thức

- Thu thập dữ liệu: sơ cấp và thức cấp

- Nghiên cứu định lượng: thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan hồi quy.

- Giải thích và báo cáo kết quả nghiên cứu - Hàm ý chính sách và đề xuất

Bối cảnh nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lí luận về nghiên cứu hình ảnh điểm đến du lịch Kết quả các nghiên cứu trước Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Thang đo chính thức Sàng lọc thang đo, các biến quan sát Xây dựng thang đo và câu hỏi

Nghiên cứu định lượng -Thống kê mô tả -Kiểm định thang đo

-Phân tích nhân tố

-Phân tích tương quan hồi quy

Giải thích và báo cáo kết quả nghiên cứu Hàm ý chính sách và đề xuất

2.3.2.Các giai đoạn nghiên cứu

Giai

đoạn Dạng Kỹ thuật Mẫu

Phương pháp

1 Sơ bộ Phỏng vấn sâu và

thảo luận nhóm

Các chuyên gia trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hình ảnh điểm đến của du lịch bà nà (Trang 57 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)