Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro, trích lập và sử dụng quỹ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro, trích lập và sử dụng quỹ

dụng quỹ dự phòng rủi ro

Về biện pháp phân tán rủi ro: Ngân hàng VPBank - CN Đà Nẵng để đạt

đƣợc những mục tiêu đã định trƣớc thì phải quán triệt thực hiện nghiêm túc các biện pháp phân tán rủi ro để giảm đến mức tối đa những tổn thất xảy ra cho chi nhánh:

Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho nhiều khách hàng khác nhau, nhiều lĩnh vực, ngành, khu vực sản xuất kinh doanh. Với sự cạnh tranh ngày càng gây gắt của các ngân hàng nhƣ hiện nay, nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một sản phẩm hay một nhóm khách hàng nhất định sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng ảnh hƣởng đến tình hình kinh

doanh của chi nhánh. Chính vì vậy, ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay để giảm thiểu và phân tán rủi ro.

Khi ngân hàng cho vay không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình, một ngành kinh doanh vì khi xảy ra một sai sót gì đó thì ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực nhất định giống nhƣ “Bỏ trứng vào một rổ” nhƣ vậy khi có biến động bất lợi thì ngân hàng sẽ thiệt hại lớn. Nếu một khách hàng đã giao dịch rất lâu với ngân hàng và có lịch sử trả nợ tốt, khi khách hàng yêu cầu đƣợc vay với một khoản vay lớn thì chi nhánh cũng nên căn nhắc trƣớc khi cho khách hàng vay vốn. Để hạn chế những tổn thất ngân hàng phải chịu thì chi nhánh cần phải đa dạng hóa phƣơng thức cho vay và loại hình cho vay, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm…

Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay và loại hình cho vay. Khi cấp tín dụng có nhiều phƣơng thức cho vay khác nhau chẳng hạn cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay từng lần… Tuy nhiên, chi nhánh cần căn cứ vào đặc tính của mỗi sản phẩm vay, đặc điểm của từng địa phƣơng, từng lĩnh vực kinh doanh, mục đích sử dụng của khách hàng để lựa chọn phƣơng thức cho vay phù hợp. Để ngân hàng có thể thực hiện đƣợc điều này thì đòi hỏi ngân hàng cần phải nắm vững về nhu cầu của khách hàng, mỗi địa phƣơng có những đặc trƣng, đặc điểm nhƣ thế nào… để từ đó đa dạng hóa loại hình cho vay phù hợp.

Đa dạng hóa khách hàng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều đối tƣợng khác nhau mà ngân hàng có thể khai thác. Ngân hàng có thể đa dạng hóa khách hàng dựa vào những ngành nghề, độ tuổi, thu nhập, nhu cầu khác nhau của mỗi khách hàng để gia tăng sản phẩm từ đó khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các gói sản phẩm phù hợp với mình. Từ đó, ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Ngân

hàng có thể thúc đẩy bán chéo sản phẩm nhƣ vậy chi nhánh vừa có thể bán đƣợc sản phẩm và vừa gia tăng đối tƣợng khách hàng.

Bảo hiểm tín dụng: Việc mua bảo hiểm chuyển giao rủi ro, tổn thất cho đối tƣợng khác. Khi khác hàng vay mua bảo hiểm nếu khách hàng không may mất khả năng trả nợ, thanh toán khoản đã vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả nợ cho khách hàng. Nếu nhƣ ngân hàng có thể thuyết phục bất cứ khách hàng vay nào cũng mua bảo hiểm hay tham gia mua bảo hiểm một cách tự nguyện thì dƣờng nhƣ ngân hàng sẽ yên tâm với tất cả khoản vay, không sợ thất thoát vốn của mình.

Hiện nay chi nhánh đã liên kết với một số công ty bảo hiểm nhƣ Manulife, AIA… để tƣ vấn cho khách hàng khi phát sinh nhu cầu vay. Những sản phẩm vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản thì việc thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm là vô cùng cần thiết. Chi nhánh nên áp dụng việc mua bảo hiểm đối với những sản phẩm vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nhƣ một điều kiện bắt buộc. Việc mua bảo hiểm không chỉ có lợi cho khách hàng khi xảy ra sự cố bất ngờ không trả đƣợc nợ mà còn cả cho ngân hàng.

Đối với cho vay có tài sản đảm bảo thì khách hàng cần mua bảo hiểm tài

sản cho tài sản đảm bảo đó. Để khoản vay của khách hàng đảm bảo tính an toàn, chi nhánh không thực hiện giải ngân khi tài sản đảm bảo đó chƣa đƣợc mua bảo hiểm.

Để đảm bảo cân đối giữa các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ngân hàng có thể cho vay với nhiều loại thời gian khác nhau để tránh sự chênh lệch quá lớn giữa thời gian của các khoản vay.

Khi khách hàng vay phải chịu cả phí bảo hiểm và lãi suất vốn vay. Nhiều khách hàng cảm thấy lo ngại về phí bảo hiểm quá cao, chi nhánh có thể cộng phí bảo hiểm ngay vào lãi suất. Tuy chi nhánh có mức lãi suất cao hơn các

ngân hàng khác một chút nhƣng cũng tác động phần nào đến tâm lý của khách hàng khi vay tại ngân hàng này không phải chịu mức phí bảo hiểm quá cao. Mặc dù ngân hàng giảm lãi suất để bù đắp vào phí bảo hiểm làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm nhƣng khi khách hàng gặp điều đáng tiếc xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng trả nợ. Ngân hàng có thể giảm thiểu đƣợc những rủi ro mất vốn, tổn thất phải đối mặt, gia tăng tính an toàn của khoản vay.

Về biện pháp trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro: Trên cơ sở đánh

giá mức độ rủi ro của các khoản vay mà ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải thực hiện đúng việc phân loại nợ. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay mà ngân hàng thực hiện phân loại nợ. Việc phân loại nợ khách hàng vay vẫn chủ yếu dựa vào định lƣợng và rủi ro tín dụng đã xảy ra thì mới đƣợc các nhân viên chú ý. Chính vì vậy, ngân hàng cần phân loại nợ dựa trên cả định tính và định lƣợng.

Chi nhánh phải nghiêm túc hạ bậc nợ, chuyển nợ quá hạn đối với những khoản vay có nguy cơ rủi ro cao. Thông qua việc trích lập dự phòng và nợ xấu là những dấu hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải.

Ngân hàng nghiên cứu đƣa ra phần mềm tính dự phòng rủi ro tín dụng để xác định mức tổn thất tối đa và mức tổn thất tối thiểu mà ngân hàng phải đối mặt khi thực hiện khoản vay đó. Qua việc tính toán đó ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện các biện pháp để hạn chế tổn thất xảy ra. Sau khi ƣớc tính tổn thất của chi nhánh phải chịu thì so sánh lại việc trích lập dự phòng rủi ro hiện nay tại chi nhánh.

Với những khoản vay có tài sản đảm bảo thì khi trích lập dự phòng rủi ro phải thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo để xem xét mức độ rủi ro của loại tài sản đảm bảo đó. Tại chi nhánh chƣa có quy định thời gian cụ thể để đánh giá lại tài sản đảm bảo nên khó có thể đánh giá đúng mức độ rủi ro của những tài sản này. Chính vì vậy, chi nhánh cần thực hiện việc kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo này thƣờng xuyên hơn để việc trích lập dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện chính xác.

Để giảm thiểu nợ xấu xảy ra có thể thực hiện bằng nhiều cách nhƣng trong đó việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp mà ngân hàng chủ động hoàn toàn và nhanh nhất để giảm nợ xấu của ngân hàng. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không phụ thuộc vào khách hàng tuy nhiên nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cần yêu cầu các cán bộ tín dụng tích cực thu hồi những khoản nợ vay sau khi đã chuyển hạch toán ngoại bảng. Khi nhân viên ngân hàng thu đƣợc khoản tiền này thì đây chính là thu nhập bất thƣờng của ngân hàng.

Trích lập dự phòng rủi ro cũng quan trọng nhƣng cũng có hạn chế. Qũy tín dụng đƣợc lập không chính xác, hiệu quả cũng ảnh hƣởng đế tình hình hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc trong việc phân loại nợ và đánh giá lại tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)