MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đà nẵng (Trang 97)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ

Hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống văn bản pháp luật nhất quán, đầy đủ và dễ hiểu để hạn chế rủi ro và đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Hệ thống pháp luật thay đổi ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ chế, quy trình vay của chi nhánh. Với những quy định pháp luật dễ hiểu thì các nhân viên có thể dễ nắm bắt hơn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các khoản vay với khách hàng.

Chính phủ cần quy định rõ ràng hơn về vấn đề đấu giá tài sản, trình tự và thủ tục, thời hạn bán tài sản thế chấp, quy trình khởi kiện, việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố… để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ nhanh nhất. Cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao nên việc quy định chặt chẽ về tài sản đảm bảo là vô cùng cần thiết nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng và tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không thể trả đƣợc nợ.

Chính phủ cần phối hợp với các bộ ngành liên quan đến các vấn đề quản lý đất đai, quyền sử dụng đất, quy hoạch xây dựng… để đƣa ra những quy định chặt chẽ, thống nhất liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng.

Chính phủ cần thống nhất và chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà Nƣớc để tạo khung pháp lý đồng bộ hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo an

toàn trong công tác này. Ban hành các định hƣớng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro.

Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh mua bán nợ. Hoạt động của công ty này sẽ giúp cho các ngân hàng nhanh chóng thu hồi vốn, giảm đƣợc các chi phí do việc quản lý và phát mại tài sản thế chấp gây ra bởi công việc này đã đƣợc các chuyên gia của công ty mua bán nợ đảm nhận.

Chính phủ cần sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng phù hợp tránh việc thay đổi quá đột ngột làm cho các ngân hàng không đáp ứng kịp gây xáo trộn sẽ ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng.

3.2.2. Khuyến nghị với N ân àn N à Nƣớc Việt Nam

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC)

Hiện nay dƣờng nhƣ tất cả các ngân hàng thƣơng mại đều sử dụng dữ liệu CIC để thu thập thông tin chính xác nhất về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD. Những dữ liệu thông tin trên CIC là rất quan trọng trong việc đánh gá khách hàng để quyết định cho khách hàng vay. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC là rất cần thiết. Để thực hiện đƣợc những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:

- Cần cập nhật thƣờng xuyên, liên tục những thông tin mới về khách hàng trên hệ thống trung tâm thông tin tín dụng. CIC hỗ trợ các tổ chức, đơn vị trong việc phân loại nợ của khách hàng vào từng nhóm nợ, đánh giá các khoản nợ và thể hiện những thông tin mà khách hàng đã thực hiện các khoản vay với các TCTD khác.

- NHNN cần có các khóa tập huấn về những nội dung liên quan đến CIC cho các nhân viên tại các ngân hàng chẳng hạn việc sử dụng các phƣơng tiện, công cụ để phân tích, xử lý và lƣu trữ thông tin. Kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khóa bồi dƣỡng và nâng cao các kiến thức liên quan đến

việc kiểm soát rủi ro tín dụng để nâng cao việc phân tích, đánh giá từ đó đƣa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.

Tạo cầu nối trao đổi thông tin, giao lưu giữa các ngân hàng

NHNN tạo điều kiện và khuyến khích tất cả các ngân hàng tạo mối quan hệ thất thiết với nhau thông qua các buổi giao lƣu giữa các ngân hàng để nắm bắt những thông tin cần thiết về hoạt động ngân hàng và hỗ trợ lẫn nhau khi ngân hàng gặp khó khăn. NHNN tham gia hệ thống thông tin liên ngân hàng giữa các ngân hàng với nhau để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý thông tin của khách hàng, tránh tình trạng đảo nợ của khách hàng và hạn chế rủi ro cho các ngân hàng.

Công tác thanh tra, giám sát

- NHNN cần theo dõi và xử lý nghiêm các trƣờng hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, trƣờng hợp vi phạm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của các cá nhân và tổ chức để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng. NHNN nâng cao trách nhiệm, tính chủ động việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh. NHNN xử lý kịp thời những khoản vay tiêu dùng vi phạm quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

- NHNN giám sát, kiểm soát tăng trƣởng tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo cho các chi nhánh TCTD kiên quyết thực hiện các biện pháp trong việc xử lý nợ xấu khi xảy ra, duy trì tỷ lệ nợ xấu theo mức quy định. Tránh việc chạy theo doanh số mà làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu gây ra những rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế, có chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả

NHNN cần cung cấp kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình biến động kinh tế và dự báo những xu hƣớng hoạt động của ngân hàng để các ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời hạn chế những rủi ro xảy ra. Khi nền kinh tế trong nƣớc bị ảnh hƣớng lớn bởi nền kinh tế thế giới, NHNN đƣa ra những chủ trƣơng, biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự suy giảm kinh tế ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh

NHNN cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tránh việc cạnh tranh không lành mạnh. Việc hạ lãi suất cho vay, ƣu đãi cho khách hàng, không thực hiện đúng quy trình cho vay…. để tranh giành khách hàng lẫn nhau. Nhƣ vậy sẽ xảy ra những sai phạm trong việc cho vay dẫn đến những rủi ro, tổn thất cho ngân hàng và kể cả các ngân hàng khác.

3.3.3. Khuyến nghị với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịn Vƣợng

Thực hiện giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp

Ban lãnh đạo VPBank nghiên cứu, theo dõi tình hình phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh của mỗi địa phƣơng, nguồn nhân lực của mỗi chi nhánh để có sự cân nhắc hợp lý trong việc tăng hay giảm mức tín dụng cho phù hợp với mỗi chi nhánh. Trong trƣờng hợp, chi nhánh đƣợc giao chỉ tiêu quá cao sẽ gây áp lực dẫn đến việc các nhân viên phải hoàn thành chỉ tiêu mà không tuân thủ đúng quy trình cho vay, tìm kiếm khách hàng để gia tăng nợ mặc dù khách hàng vay có lịch sử giao dịch với chi nhánh không tốt. Nhƣ vậy, mặc dù tăng doanh số nhƣng rủi ro và tổn thất mà ngân hàng phải chịu rất cao.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

VPBank thực hiện việc kiểm tra định kỳ hồ sơ tín dụng của khách hàng, đồng thời kiểm tra tình hình thực tế việc sử dụng vốn vay của ngân hàng để phát hiện những sai sót, những dấu hiệu bất thƣờng của khách hàng để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, công tác kiểm soát phải đƣợc thực hiện một

cách nghiêm túc, rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay và cần xử lý những trƣờng hợp nhân viên cố ý thực hiện sai lệch quy định cho vay. VPBank ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác tín dụng, đạo đức nghề nghiệp cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát.

Tiếp tục nghiên cứu thị trường để mở rộng mạng lưới hoạt động

Hiện nay, VPBank chi nhánh Đà Nẵng hầu hết thực hiện hoạt động cho vay ở tất cả các vùng trọng điểm của thành phố. Tuy nhiên, các vùng lân cận thì chi nhánh chỉ đƣợc tiếp cận ở một số vùng nhất định. Việc mở rộng mạng lƣới hoạt động tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng tiếp cận đƣợc những khoản vay, ngân hàng thì gia tăng khách hàng và doanh số vay. Chính vì vậy trong thời gian tới ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng cần nghiên cứu và cho phép chi nhánh mở rộng mạng lƣới hoạt động để tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng lƣợng khách hàng, gia tăng doanh số và lợi nhuận cho chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đà Nẵng đã đƣợc đề cập ở Chƣơng 2. Chƣơng 3 trình bày dự báo, định hƣớng hoạt động tín dụng và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới để củng cố thêm cơ sở trƣớc khi đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Đà Nẵng. Song song với các giải pháp luận văn cũng đƣa ra một số khuyến nghị đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nƣớc và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Thị trƣờng ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt, những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – Chi nhánh Đà Nẵng rất đáng khích lệ. Tuy nhiên quá trình chạy đua tăng trƣởng tín dụng cũng dẫn đến những rủi ro và tổn thất nhất định, cho thấy chi nhánh chƣa đạt đƣợc mục tiêu, định hƣớng đã đề ra, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu dùng tại VPBank - Chi nhánh Đà Nẵng và chỉ ra những mặt hạn chế trong hoạt động này, phân tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, từ đó tác giả đề ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục hạn chế và đề xuất khuyến nghị đối với Chinh Phủ, NHNN, VPBank nhằm hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn, góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của VPBank - Chi nhánh Đà Nẵng để chi nhánh tiếp tục phát triển. Đề tài nghiên cứu có phạm vi hẹp, đòi hỏi kiên thức chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng và trong thực tế có nhiều yếu tố phát sinh ngoài ý muốn không thể lƣờng trƣớc đƣợc nên đề tài chỉ đề cập đến những hạn chế, nguyên nhân mà ngân hàng hay gặp phải về việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Luận văn đã đƣa ra những giải pháp tuy nhiên trong thực tế để thực hiện đòi hỏi chi nhánh cần nhiều thời gian và gặp phải nhiều khó khăn để đạt đƣợc.

Xin chân thành cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS Võ Thị Thúy Anh và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Diệu (2015), “ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn

hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam _ Chi nhánh Đăk Lăk“,

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[2] Phạm Thị Hoàng Dung (2012), “ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Bình Định”, Luận văn

Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[3] Lƣơng Tấn Minh (2015), “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam _ Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[4] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT – NHNN có

hiệu lực từ ngày 01/03/2017 “ Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.

[5] Lê Thị Xuân Nguyên (2014), “ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu

dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam _ Chi nhánh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[6] Ngô Thị Thanh (2015), “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam _ Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận

văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

[8] Ngô Thị Thanh Trà (2015), “ Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam _ Chi nhánh Nam Sài Gòn”,

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[9] Nguyễn Trung Xô (2016), “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam _ Chi

nhánh Đăk Nông”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà

Nẵng.

[10] Ngô Thị Hải Yến (2015), “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu

dùng tại Ngân hàng TMCP Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Đại học Đà Nẵng. Các website [11] http://tapchitaichinh.vn/ [12] http://www.cucthongke.danang.gov.vn [13] http://tailieuso.udn.vn/ [14] http://tapchitaichinh.vn/ [15] http://baodautu.vn/ [16] https://www.sbv.gov.vn/ [17] http://cafef.vn/ [18] https://cafeland.vn/ [19] http://saigondautu.com.vn/

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đà nẵng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)