GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Theo nhƣ những lập luận từ chƣơng 1, có thể tổng hợp lại những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính nhƣ sau

Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

Nhân tố Cùng chiều (+) Ngƣợc chiều (-)

Hiệu quả

kinh doanh Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết trật tự phân hạng, Pendey (2001), Huang & Song (2002) Rủi ro

kinh doanh

Lý thuyết đánh đổi, Kim và Sorensen (1986), Friend và Lang (1988),

Cấu trúc tài sản

Lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết về thông tin bất cân xứng, Marsh (1982), Long và Maltiz (1985), Friend và Lang (1988), Raijan và Zingles (1995), Bevan và Danbolt (2002), Han- Suck Song (2005)

Quy mô doanh nghiệp

Lý thuyết cân bằng, Ferri và John (1979), Diamod (1991),Rajan và Zingales (1995) Ozkan (2000), Antoniou và các cộng sự (2002) , Huang và Song (2002), Chen (2004)

Lý thuyết trật tƣ phân hạng, Kester(1986)

Nhân tố Cùng chiều (+) Ngƣợc chiều (-)

Tốc độ tăng trƣởng

Lý thuyết trật tƣ phân hạng, Bevan và Danbolt (2002), Chen (2003),

Lý thuyết cân bằng, lý thuyết trung gian, Myers (1984), Titman và WA4:C8essels (1988), Barclay và Smith (1995), Rajan và Zingales (1995), Cochrane (2001) (Nguồn: tác giả tổng hợp) Nhân tố hiệu quả kinh doanh: Theo thuyết trật tự phân hạng của Myers

và Majluf (1984) cho rằng các doanh nghiệp thích sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ hơn là sử dụng vốn vay bên ngoài. Điều này phù hợp với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam có xu hƣớng giữ lại lợi nhuận để tài trợ tài sản do vấn đề bất cân xứng về thông tin. Nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2006) cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với tỷ số nợ vậy nên lập luận về tác động ngƣợc chiều giữa khả năng sinh lời và tỷ số nợ nhƣ trên là phù hợp.

Giả thuyết 1: Hiệu quả kinh doanh có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến tỷ số nợ. Nhân tố rủi ro kinh doanh: Theo lý thuyết đánh đổi đƣợc phát triển bởi

Kraus & Litzenberger (1973) cho rằng có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro kinh doanh và tỷ số nợ. Điều này đƣợc lý giải phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi rủi ro về những hoạt động trong tƣơng lai quá lớn, nhà đầu tƣ và các tổ chức tín dụng sẽ khơng muốn mạo hiểm liên kết với các doanh nghiệp này, điều này dẫn đến các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong vấn đề vay nợ. Nghiên cứu thực nghiệm của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) cũng đã chỉ ra có mối quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro kinh doanh và tỷ suốt nợ.

Giả thuyết 2: Rủi ro kinh doanh có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến tỷ số nợ. Nhân tố cấu trúc tài sản: Lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết đánh đổi

và lý thuyết về thông tin bất cân xứng đều cho rằng có mối quan hệ thuận giữa tỷ số nợ và cấu trúc tài sản. Đối với đặc thù ngành khoáng sản tại Việt Nam, việc tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác và sản xuất là phù hợp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khống sản khi đi vay có cơ hội tiếp xúc đƣợc với các khoản vay cao vì niềm tin của ngƣời đi vay khi đánh giá đƣợc các tài sản cố định có thể thế chấp đảm bảo nguồn trả nợ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan thuận giữa tỷ số nợ và cấu trúc tài chính ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Võ Thị Thúy Anh và Bùi Phan Nhã Khanh (2012) đã chỉ ra các doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nợ tài trợ cho tài sản cố định, Đặng Thị Hồng Linh (2013) cơ cấu tài sản có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ số nợ dài hạn, Nguyễn Thanh Hà (2014).

Giả thuyết 3: Cấu trúc tài sản có ảnh hƣởng thuận chiều đến tỷ số nợ

dài hạn.

Nhân tố quy mô của doanh nghiệp: theo lý thuyết cân bằng và các nghiên cứu quy mơ doanh nghiệp có sự tƣơng quan thuận tỷ số nợ. Tại Việt Nam, thị trƣờng chứng khốn vẫn chƣa ổn định và phát triển. Thơng tin của các doanh nghiệp đƣợc công bố chƣa đƣợc rõ ràng, minh bạch nên không thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn chƣa phát huy sức mạnh của mình để có đƣợc nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn thƣờng là các doanh nghiệp có Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối, bởi vậy nên những doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài so với các doanh nghiệp khác. Vậy nên chiều hƣớng tác động nhƣ vậy là phù hợp. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy điều đó nhƣ nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2006) tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trƣơng Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008), Nguyễn Thành Cƣờng (2008), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giả thuyết 4: Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hƣởng thuận chiều đến tỷ

số nợ.

Nhân tố tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Các nghiên cứu trƣớc

đây về nhân tố này có kết quả trái chiều. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả đi theo hƣớng tích cực, tức là thiên về quan hệ thuận giữa tốc độ tăng trƣởng và tỷ số nợ. Theo cách tiếp cận này, một doanh nghiệp có đƣợc kết quả tăng trƣởng kinh doanh tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt dễ dàng đi vay nợ bên ngồi, chính điều này làm ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tại Việt Nam nhƣ nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2006) cho thấy tăng trƣởng doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ số nợ dài hạn, Trƣơng Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008) cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng cao sẽ sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình.

Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp có ảnh hƣởng thuận

chiều đến tỷ số nợ dài hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)