Liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 112 - 139)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.2.6. Liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế

quốc tế

Một số vấn đề tồn tại của thị trường vàng trong nước

-Thứ nhất, mức tăng giá vàng trong nước lớn hơn đáng kể so với mức

tăng giá vàng trên thế giới.

-Thứ hai, Việt Nam là một thị trường nhỏ, nhập khẩu vàng, tức là ở vị

trí chấp nhận giá (thay vì làm giá), nhưng thời điểm giá vàng lập kỷ lục ở Việt Nam đã diễn ra sớm hơn thời điểm giá vàng lập kỷ lục trên thị trường thế giới.

-Thứ ba, xu hướng tăng giá vàng trong nước mạnh mẽ hơn nhiều so với

xu hướng tăng giá vàng thế giới nói chung và các nước hấp thụ vàng lớn trên thế giới nói riêng. Điều này cho thấy sự ổn định hơn của xu hướng đi lên đối với giá vàng trong nước.

-Thứ tư, sự phát triển của thị trường vàng trong nước đôi khi trái chiều

với sự phát triển của thị trường vàng thế giới. Trong khi thị trường vàng thế giới đang phát triển nhanh chóng với các hình thái đầu tư hiện đại cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư, kinh doanh vàng vật chất thì thị trường vàng Việt Nam lại giới hạn ở các giao dịch vàng vật chất và một số hình thái huy động, cho vay nhất định.

Giải pháp kiến nghị

-Thứ nhất, vấn đề lưu thông vàng miếng: do tính chất tiền tệ của vàng vật chất với hàm lượng cao ở nước ta còn khá mạnh, đặc biệt trong điều kiện tiền đồng chưa ổn định, song cũng không thể để tình trạng lưu thông vàng miếng có hàm lượng cao thay thế tiền đồng trong thanh toán. Nhà nước (đại diện là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cần phải quản lý giao dịch này, từng bước hạn chế nó khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép. Chỉ trên cơ sở quản lý vàng với tính chất là công cụ tiền tệ, NHNN mới có thể quản lý được

tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, quản lý được giá cả, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế.

- Thứ hai, đảm bảo sự phát triển lành mạnh thị trường vàng trong nền

kinh tế: Là một loại hàng hoá và là một công cụ tiền tệ trong nền kinh tế, nên

việc tồn tại thị trường vàng là vấn đề khách quan. Đây cũng là thực tế trên thế giới. Không chỉ tồn tại, các thị trường vàng trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Đối với nước ta, hoạt động mua – bán vàng còn là tập quán, có tính lịch sử, văn hoá lâu đời. Vấn đề là làm thế nào để phát triển lành mạnh thị trường vàng, đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế, hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường đóng góp của thị trường vàng vào sự phát triển của đất nước. Kinh nghiệm cho thấy, để một thị trường phát triển lành mạnh không có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Những biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc bỏ ngỏ thị trường (không có công cụ pháp lý điều tiết) và việc áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành chính. Do vậy cần phải nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường vàng, điều tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật trên thị trường. Liên quan tới các công cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường, cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định hướng theo nguyên tắc thị trường có quản lý của Nhà nước vì các biện pháp hành chính chỉ có tác động tức thì nhưng tiềm ẩn các hành vi lách luật, hoạt động ‘chui”, trong khi chi phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để quản lý được cung - cầu trên thị trường vàng thì khung pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực hiện được vai trò quản lý cuối cùng trên thị trường vàng, tức là phải thực hiện quản lý tập trung các đầu mối hoạt động kinh

doanh vàng. Đồng thời, NHNN cần có các công cụ đủ quyền lực để có thể can thịêp khi có các biến động quá mức trên thị trường.

- Thứ ba, liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng: xuất nhập khẩu vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì quota như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Do không kiểm sóat được lượng vàng xuất nhập khẩu nên sẽ không có thông tin chính xác về cung - cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ chế quota xuất nhập khẩu vàng thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn T01/2005-T09/2014 cũng như dựa vào định hướng mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 của Chỉnh Phủ, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp tương ứng với các biến kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trên thị trường để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam. Những giải pháp này được trình bày cụ thể và tách bạch cho từng biến kinh tế vĩ mô trong mô hình. Trong quá trình triển khai, cẩn phải phối hợp thực hiện đồng bộ và có sự cam kết duy trì thực hiện của các chủ thể có liên quan, nếu cần thiết có thể điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, hai yếu tố rất quan trọng đó là: sự đồng bộ, cam kết thực hiện và xử lý nghiêm các sai phạm cần được quán triệt chặt chẽ. Có như vậy thì các giải pháp đưa ra mới phát huy được hiệu quả. Từ đó, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định hơn để đảm đương tốt vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới (đặc biệt là nghiên cứu của Chen, Roll & Ross (1986)), đồng thời để phù hợp với điều kiện kinh tế và thông tin ở Việt Nam, nghiên cứu đã chọn ra bảy biến vĩ mô gồm: chỉ số CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất ngắn hạn, tỷ giá VNĐ/USD, cung tiền M2, giá xăng bán lẻ trong nước và chỉ số giá vàng trong nước để xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến chỉ số Vn-Index trong giai đoạn từ T01/2005-T9/2014 bằng phương pháp định lượng theo mô hình VECM.

Kết quả mô hình VECM thu được cho thấy các biến CPI, lãi suất, tỷ giá và chỉ số giá vàng tác động ngược chiều lên chỉ số VNI; hai biến chỉ số sản xuất công nghiệp và giá xăng bán lẻ trong nước tác động cùng chiều lên chỉ số VNI. Kết quả này hoàn toàn phù hơp với lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, biến M2 đã được loại bỏ ra khỏi mô hình để giảm bớt mức độ đa cộng tuyến. Mô hình thu được giải thích được 60,11% sự biến động của chỉ số VNI, ngoại trừ biến chỉ số sản xuất công nghiệp thì các biến vĩ mô khác trong mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Từ kết quả đó, nghiên cứu thực hiện những phân tích sâu hơn từ mô hình VECM bằng kỹ thuật phân tích hàm phản ứng đẩy và ước lượng phân rã phương sai. Kết quả cho thấy, VNI chịu ảnh hưởng của dữ liệu trong quá khứ của chính nó là nhiều nhất, tiếp sau đó là hai biến CPI và chỉ số giá vàng; bên cạnh đó kết quả còn cho thấy trong ngắn hạn sự tác động của lãi suất và tỷ giá lên chỉ số giá chứng khoán VNI là khá mạnh mẽ, nhưng sau đó thì sự ảnh hưởng này giảm dần đi, điều này cho thấy VNI khá nhạy cảm với lãi suất và tỷ giá. Từ mối

tương quan thu được ở mô hình, nghiên cứu tiến hành phân tích chi tiết ở từng giai đoạn của từng biến vĩ mô tác động đến chỉ số VNI trong điều kiện thực tế tại Việt Nam từ số liệu đã thu thập được. Kết quả cũng tương đồng với phân tích ở trên, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008 có nhiều sự trái ngược là do giai đoạn này TTCK Việt Nam phát triển quá nóng, không tương thích với điều kiện kinh tế vĩ mô lúc bấy giờ.

Cuối cùng, dựa vào những hạn chế của TTCK được rút ra từ phân tích trên và định hướng phát triển TTCK của Chính Phủ trong giai đoạn 2011-2020, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển ổn định TTCK.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

- Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới đi vào hoạt động trong

khoảng 14 năm nên chưa phát triển toàn diện. Do đó, chưa thể hiện được hết vai trò của nó trong nền kinh tế làm cho kết quả thu được cũng chưa thật phù hợp.

- Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 1/2005 đến 09/2014 với

117 quan sát, có thể là chưa đủ lớn để giải thích chính xác phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam với các biến kinh tế vĩ mô.

- Việc chọn biến VNI để đại diện cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa thật sự tốt vì không đề cập đến các biến khác cũng có tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán như giá trị vốn hóa, giá trị giao dịch, các chỉ số khác…

- Bảy biến độc lập lựa chọn trong mô hình chưa thể hiện hết những nhân

tố vĩ mô trong nền kinh tế. Ngoài ra, có biến còn hạn chế về mặt ý nghĩa như biến chỉ số sản xuất công nghiệp khi được lấy làm đại diện cho GDP.

- Số liệu về biến lãi suất ngắn hạn trên thị trường chưa thật sự phản ánh

đúng giao dịch trên thị trường. Vì lãi suất trên thị trường tiền tệ phải tuân theo quy định lãi suất trần, sàn theo từng giai đoạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp giao dịch lại nằm bên ngoài biên độ quy định, nhưng không có nguồn số liệu thống kê chính xác về lãi suất thực trong các giao dịch này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

[1] Nguyễn Quang Dong (2012), Giáo trình kinh tế lượng nâng cao, Hà Nội.

[2] Damodar N, Gujarati (1994), Kinh tế lượng cơ sở. Dịch từ tiếng anh. Người dịch Băng Tâm, 2010.

[3] Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), “Phân tích

tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam” Tạp chí phát triển và hội nhập, số 8 (18) – Tháng 01- 02/2013.

[4] Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), “Mối quan hệ giữa tỉ giá

hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM” Tạp chí phát triển và

hội nhập, số 11 (21) – Tháng 07-08/2013.

[5] Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, báo cáo thường niên 2013.

[6] Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, báo cáo thường niên 2013.

[7] Lê Văn Tư và Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán,

TP.HCM.

[8] Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014), “Sự phát triển của thị trường

chứng khoán Việt Nam dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô” Tạp chí phát triển và hội nhập, số 16 (26) – Tháng 05-06/2014.

Tài liệu tiếng Anh

[9] Chen, Roll & Ross (1986), Economic Forces And The Stock Market, The

Journal of Business, Vol.59, No.3.

[10] Maysami et al, (2005), Relationship Between Macroeconomic Variables

And Stock Market Indices: Cointegration Evidence From Stock Exchange Of Singapore’s All-S Sector Indices. Journal Pengurusan.

[11] Alexandra Horobet and Livia Ilie (2007), On The Dynamic Link Between Stock Prieces And Exchange Rates: Evidence From Romania. Academy of Economic Studies Bucharest, Lucian Blaga University of Sibiu.

[12] Yu Hsing (2013), The Stock Market And Macroeconomic Factors In

Japan And Policy Implications. International Samanm Journal Of Accounting And Finance, Vol.1, No.1, 2013.

[13] Ali Falahati Farzad Nouri (2013), The Effect Of Inflation On

Development Of Stock Market. Elixir Marketing Mgmt. 58A, 2013.

[14] Sezgin Acikalin, Rafet Aktas and Seyfettin Unal (2008), Relationship

Between Stock Market and Macroeconomic Variables: An Empirical Analysis Of The Istanbul Stock Exchange. Investment Management And Financial Innovations, Volume 5, Issue 1, 2008.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Giá trị gốc của các biến sử dụng trong mô hình

Tháng

năm (điểm) VNI CPI (%)

IIP (%) SIR (%) EX (VNĐ/USD) (tỷ đồng) M2 (đồng/lít) ROIL (%) GP 09/2014 621,20 241,59 200,19 0,328 21.246 4.075.301 24.180 363,12 08/2014 611,36 240,63 200,55 0,378 21.246 4.072.285 24.700 369,26 07/2014 590,65 240,10 197,27 0,354 21.246 4.069.269 25.640 370,52 06/2014 567,35 239,55 198,18 0,372 21.120 4.066.350 25.230 365,48 05/2014 542,50 238,83 199,26 0,379 21.036 4.063.333 24.900 367,26 04/2014 581,45 238,62 199,32 0,429 21.036 4.060.414 24.900 369,05 03/2014 591,05 238,42 192,15 0,360 21.036 4.057.398 24.690 372,93 02/2014 571,72 239,48 161,31 0,406 21.036 4.054.673 24.510 360,97 01/2014 537,15 238,17 183,21 0,635 21.036 4.051.657 24.210 354,36 12/2013 504,60 236,54 206,89 0,545 21.036 4.048.641 24.210 360,91 11/2013 507,80 235,34 198,30 0,488 21.036 4.002.323 23.630 373,35 10/2013 497,40 234,54 195,49 0,447 21.036 3.956.535 23.880 265,71 09/2013 492,60 233,40 182,84 0,459 21.036 3.911.271 23.880 388,43 08/2013 472,70 230,95 188,93 0,512 21.036 3.866.306 24.270 380,93 07/2013 491,90 229,05 185,81 0,510 21.036 3.814.600 24.570 379,71 06/2013 481,10 228,43 183,31 0,382 21.036 3.798.455 21.110 405,14 05/2013 518,40 228,32 187,37 0,417 20.828 3.720.891 21.110 422,52 04/2013 474,50 228,45 184,09 0,574 20.828 3.682.786 23.330 442,97 03/2013 491,00 228,41 184,56 0,509 20.828 3.670.338 24.550 454,62 02/2013 474,60 228,84 138,97 0,557 20.828 3.595.909 24.550 467,37 01/2013 479,80 225,81 187,21 0,583 20.828 3.551.305 24.550 468,92 12/2012 413,70 223,07 194,75 0,625 20.828 3.455.221 23.150 477,18 11/2012 377,80 222,40 189,72 0,697 20.828 3.259.071 23.150 474,99 10/2012 388,40 221,30 181,41 0,662 20.828 3.170.356 23.150 484,58 09/2012 392,60 219,32 171,88 0,943 20.828 3.149.681 23.150 463,09 08/2012 396,00 214,60 176,12 0,777 20.828 3.083.581 23.650 440,00 07/2012 414,50 213,32 174,01 0,653 20.828 3.023.008 21.000 438,20 06/2012 422,40 213,96 170,19 0,765 20.828 2.987.087 21.200 439,56 05/2012 429,20 214,61 177,39 0,606 20.828 2.921.575 22.700 448,67 04/2012 473,80 214,18 170,65 1,004 20.828 2.867.599 23.800 458,63 03/2012 441,00 213,97 175,20 1,095 20.828 2.827.346 22.900 470,97 02/2012 423,60 213,54 161,96 1,044 20.828 2.777.058 22.900 473,05 01/2012 388,00 210,59 143,80 0,924 20.828 2.774.281 22.900 458,07 12/2011 351,60 208,51 187,15 1,288 20.828 2.774.124 22.900 475,28 11/2011 380,70 207,41 177,60 1,123 20.803 2.721.519 22.900 479,93 10/2011 420,80 206,60 172,88 1,118 20.803 2.673.757 22.800 478,63 09/2011 427,60 205,86 167,22 1,142 20.628 2.652.391 22.800 499,72 08/2011 424,70 204,19 170,93 1,125 20.628 2.635.058 22.800 441,69 07/2011 405,70 202,31 164,15 1,113 20.608 2.580.562 22.800 406,34

06/2011 432,50 199,97 165,93 1,203 20.618 2.544.739 22.800 402,83 05/2011 421,40 197,82 167,19 1,125 20.643 2.512.947 22.800 401,38 04/2011 480,10 193,54 163,14 1,125 20.698 2.495.422 22.800 395,72 03/2011 461,10 187,32 161,89 1,125 20.703 2.485.327 21.300 400,54 02/2011 461,40 183,35 137,11 1,123 20.673 2.484.091 19.300 381,47 01/2011 510,60 179,59 165,40 1,125 18.932 2.484.012 19.300 382,81 12/2010 484,70 176,52 166,82 1,143 18.932 2.478.310 19.300 383,00 11/2010 451,60 173,10 169,97 1,126 18.932 2.358.708 19.300 363,26 10/2010 452,60 169,93 167,14 0,932 18.932 2.339.569 19.300 334,28 09/2010 454,50 168,17 156,39 0,793 18.932 2.325.022 19.300 309,90 08/2010 455,10 165,98 160,85 0,812 18.932 2.257.348 16.400 299,18 07/2010 493,90 165,60 161,70 0,795 18.544 2.174.354 16.400 301,84 06/2010 507,10 165,51 156,63 0,808 18.544 2.166.591 15.900 295,48 05/2010 507,40 165,15 156,95 0,819 18.544 2.076.120 16.490 286,64 04/2010 542,40 164,69 150,53 0,857 18.544 2.022.800 16.490 281,27 03/2010 499,20 164,47 152,46 0,890 18.544 1.982.389 16.990 283,52 02/2010 496,90 163,25 122,07 0,913 18.544 1.948.241 16.990 280,13 01/2010 482,00 160,11 152,21 0,894 17.941 1.912.147 16.400 285,93 12/2009 494,80 157,96 155,94 0,848 17.941 1.910.587 15.950 294,61 11/2009 504,10 155,81 150,97 0,754 17.956 1.884.089 16.300 266,64 10/2009 587,10 154,95 148,12 0,718 17.010 1.866.069 15.500 265,18 09/2009 580,90 154,37 147,25 0,716 16.991 1.842.315 15.700 252,53 08/2009 546,80 153,43 146,12 0,686 16.974 1.806.203 15.700 247,48 07/2009 466,80 153,07 145,70 0,619 16.967 1.800.854 14.200 243,23

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 112 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)