Kiểm soát lạm phát kịp thời và hiệu quả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 104 - 106)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.2.1. Kiểm soát lạm phát kịp thời và hiệu quả

Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt

- Giải pháp này đòi hỏi phải hình thành cơ chế lãi suất linh hoạt, ứng

biến với diễn biến của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả đi đôi với việc điều chỉnh các quan hệ tín dụng hướng vào các hoạt động kinh tế trọng yếu, mà các hoạt động đó tác động có hiệu lực trong kiềm chế lạm phát. Đồng thời đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa NHTƯ, hệ thống NHTM, các định chế tài chính trung gian khác kể cả ngân sách nhà nước trong việc bảo đảm các thanh khoản của nền kinh tế. Đây được xem là giải pháp trung tâm và có tính quyết định trong kiểm chế lạm phát, phù hợp với các động thái trong thời kỳ lạm phát.

- Bên cạnh công cụ về lãi suất vẫn cần thiết phải sử dụng linh hoạt dự

trữ bắt buộc nhằm kiểm soát việc mở rộng tín dụng đối với tất cả các định chế tài chính cũng như các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát cao. Do đó, NHNN cần phải có biện pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế. Song dự trữ bắt buộc được xem là một khoản thuế NHNN đánh vào các tổ chức tín dụng (TCTD) nên khi NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các TCTD phải đối mặt với chi phí vốn cao hơn. Theo đó, NHNN cần điều chỉnh loại tiền gởi phải dự trữ bắt buộc một cách linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các công cụ khác của NHNN.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO): để điều tiết lượng tiền trong

lưu thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính Phủ cũng như các giấy tờ có giá khác. Hiệu quả thực thi chính sách này phụ thuộc vào khả năng điều tiết linh hoạt và chủ động khối lượng tiền cung ứng trong những trường hợp cần thiết và điều quan trọng là sự điều tiết này phải tạo được phản

ứng của thị trường. trong các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp thì OMO được xem là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất. Do đó, để hoàn thiện công cụ này, NHNN cần cập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển các công cụ trên OMO… Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, NHNN cần kết hợp hài hòa giữa hai công cụ dự trữ bắt buộc và OMO để kiểm soát lượng tiền cung ứng, qua đó kiểm soát lạm phát.

Như vậy, NHNN phải linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát.

Kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa

- Chính Phủ cần tăng cường rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của

doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Khẩn trương hoàn thành các công trình, các dự án đặt biệt, hoàn thành dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát huy tác dụng. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. Công khai, minh bạch thông qua việc giám sát chi tiêu công của các tổ chức phi Chính Phủ, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và các tổ chức quần chúng.

- Điều hành chính sách tài khóa chủ động, đổi mới về cơ chế quản lý

ngân sách theo hướng hội nhập, hạn chế thâm hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công và quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài, đưa mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới mức 5% hàng năm.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp khác

- Ngăn chặn sự leo thang của giá cả, thường xuyên tổ chức kiểm tra,

kiểm soát thị trường để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ nhằm thao túng giá cả thị trường. Tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối.

- Theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời có những biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật vè giá, thuế, phí, lệ phí. Xử lý nghiêm những đơn vị, các nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)