Ảnh hưởng của lãi suất đến chỉ số giá chứng khoán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 26 - 28)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến chỉ số giá chứng khoán

Trong một nền kinh tế thị trường, lãi suất được xem là một nhân tố trung tâm vì mỗi sự thay đổi của nó, bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến hầu hết các hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn mà nền kinh tế phát triển quá nóng hay lạm phát thì vai trò của lãi suất càng trở nên quan trọng. Các nhà hoạch định chính sách có thể giúp nền kinh tế phát triển ổn định hơn nhờ vào việc sử dụng hợp lý chính sách tiền tệ mà cụ thể là điều chỉnh lãi suất trên thị trường sao cho phù hợp. Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất làm cho chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng lên, tạo rào cản giúp cho nền kinh tế mau chóng hạ nhiệt. Ngược lại, một tỷ lệ lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí vay cho doanh nghiệp,

khuyến khích họ mở rộng sản xuất kinh doanh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trên thị trường chứng khoán, vai trò của lãi suất được biểu hiện dưới tác động của rủi ro lãi suất. Đây là một trong những rủi ro hệ thống mà các nhà đầu tư không thể phân tán được khi đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Rủi ro lãi suất là sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là do sự thay đổi mức lãi suất chung. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi nhất là sự tăng giảm của lãi suất trái phiếu Chính phủ, đây được xem là mức lãi suất chuẩn hay mức lãi suất phi rủi ro. Sự lên xuống của lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ dẫn đến sự thay đổi mức sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu và trái phiếu khác trên thị trường. Như vậy, lãi suất trái phiếu Chính phủ có thể tác động đến toàn hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến những loại cổ phiếu rủi ro nhất.

Đối với nhà đầu tư: V=∑ 𝐶𝐹𝑡

(1+𝑘𝑒 )𝑡

𝑛 1

Trong đó, V là giá cổ phiểu; CFt là dòng tiền hoặc cổ tức được chia ở thời kỳ t; ke là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của nhà đầu tư.

Theo đó, khi lãi suất tăng thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống. Mặc khác, khi lãi suất tăng thì một lượng vốn lớn sẽ chảy khỏi thị trường chứng khoán để tìm kiếm mức sinh lợi phi rủi ro từ trái phiếu chính phủ hoặc gởi vào ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất tăng cũng ảnh hưởng mạnh đến các nhà đầu tư sử dụng vốn vay để đầu tư chứng khoán.

 Đối với doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp đều tài trợ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình bằng nguồn vốn đi vay từ ngân hàng. Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng trở nên rất nhạy cảm với lãi suất. Nếu lãi suất tăng lên dẫn đến chi phí vay của doanh nghiệp tăng làm cho chi phí vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng, điều này đồng nghĩa với lợi nhuận doanh nghiệp giảm.Và kết quả là giá của cổ phiếu cũng giảm.

 Trong điều kiện ngân sách Nhà nước bị thâm hụt, Chính phủ sẽ phát hành thêm trái phiếu để bù đắp dẫn đến việc tăng mức cung chứng khoán trên thị trường. Và những trái phiếu này chỉ có thể hấp dẫn các nhà đầu tư khi lãi suất mà nó đem lại cao hơn mức lãi suất của các cổ phiếu khác đang lưu hành trên thị trường. Hệ quả là, các công ty cũng phải tăng lãi suất trên trái phiếu của mình để cạnh tranh, dẫn đến giá cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm. Như vậy, một cơ cấu hợp lý về lãi suất của các công cụ trên thị trường là: nếu tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm cho giá của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại khi giảm lãi suất trái phiếu Chính phủ thì giá của chứng khoán khác sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)