Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 80 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank Kon Tum

a. Hạn chế

Mặc dù có những kết quả đáng khích lệ, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank Kon Tum còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ sau:

- Đa số cán bộ tín dụng còn trẻ và thiếu kinh nghiệm (chƣa quá 2 năm kinh nghiệm), cán bộ tín dụng 1 năm luân chuyển 1 lần nên chƣa năm bắt kịp thời tình hình địa phƣơng nên mạng lƣới quan hệ còn hẹp, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và giám sát rủi ro.

- Ban giám đốc thực hiện phân quyền phán quyết tín dụng cho các lãnh đạo phòng giao dịch làm giảm chất lƣợng thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.

- Một số chi nhánh, tổ, phòng, đơn vị chƣa sắp xếp và bố trí công việc một cách hợp lý và khoa học nên thời gian thẩm định, đánh giá khách hàng cá

nhân còn nhiều hạn chế, kéo dài thời gian và mang lại nhiều rủi ro hơn. Ngoài ra, hầu hết cán bộ chỉ tập trung các các hoạt động chuyên môn hàng ngày nên không dành nhiều thời gian cho việc đánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân nhằm đƣa ra các phản ứng kịp thời khi rủi ro xảy ra.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cũng nhƣ tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN còn khá cao, thậm chí trong 2 năm 2015 và 2016 vƣợt mức trần 3% củaVietinbank. Ngoài ra, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/dƣ nợ cho vay và số tiền trích lập rủi ro của chi nhánh ngày càng tăng cao. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận ròng của chi nhánh. Việc khắc phục trích lập xử lý rủi ro cũng diễn ra khá bị động và mang tính ngắn hạn, không phù hợp với chiến lƣợc và đƣờng lối kinh doanh của Vietinbank trong dài hạn.

- Một số cán bộ tín dụng vẫn gặp sai sót trong việc xem xét các yếu tố pháp lý hoặc không phát hiện đƣợc các sai sót xảy ra trong hồ sơ chứng từ cho vay, dẫn đến việc phát sinh các rủi ro tín dụng cá nhân. Trên thực tế, điều này xảy ra đôi khi còn do các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp hoặc cán bộ tín dụng cho khách hàng vay vì mƣu lợi cá nhân. Ngoài ra, việc có thái độ chủ quan và quá tin tƣởng vào các khách hàng quen thuộc dẫn đến việc các cá nhân này vay các khoản tín dụng vƣợt với khả năng chi trả thực tế.

- Một hạn chế khác trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Vietinbank Kon Tum đó là việc quy trình thẩm định tín dụng vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ. Điều này xảy ra chủ yếu do các rủi ro tiềm ẩn vẫn chƣa đƣợc đánh giá vẫn xuất hiện trong các tờ trình tín dụng. Ngoài ra, nguyên nhân còn do các cán bộ tín dụng chƣa nhìn ra đƣợc vai trò của những điều kiện đó hoặc hạn chế về nhận thức nghiệp vụ.

- Nhìn chung, hoạt động giám sát rủi ro đƣợc thực hiện khá tốt đối với từng khách hàng cá nhân và khoản vay, nhƣng việc giám sát rủi ro đối với

danh mục khoản vay chƣa đƣợc quan tâm hợp lý do chƣa có các biện pháp quản lý rủi ro tập trung theo khu vực hay sản phẩm. Trên thực tế, quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh Kon Tum hiện tại chƣa quá lớn nên rủi ro này chƣa đƣợc thể hiện rõ ràng. Nhƣng với mức tăng trƣởng nhanh chóng trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo cần có những chính sách quản lý đúng đắn và hiệu quản nhằm giải quyết vấn đề giám sát rủi ro tập trung này.

- Nhiều tờ trình tín dụng chƣa thể hiện một cách đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phƣơng án kinh doanh, về biện pháp quản lý khoản vay và khách hàng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của các cán bộ tín dụng. Thực ra, những thiếu sót này là không thể tránh khỏi do phần lớn các cán bộ tín dụng tại Vietinbank Kon Tum đều còn khá trẻ và có rất ít kinh nghiệm, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng các kiến thức vào thực tế. Chính vì thế, ban lãnh đạo cần đƣa ra các hƣớng dẫn một cách cụ thể và chi tiết để tất cả các cán bộ tín dụng có thể áp dụng dễ dàng trong thời gian ngắn.

Nói tóm lại, bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào tạo Việt Nam cũng đều có những mặt hạn chế và thành công nhất định, và Vietinbank Kon Tum cũng không phải là ngoại lệ. Trong giai đoạn 2012 – 2016, ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã luôn cố gắng để phát huy những điểm mạnh của mình, đồng thời nhìn thẳng vào những thiếu sót để tìm cách khắc phục một cách hiệu quả.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Nền kinh tế của tỉnh Kon Tum phụ thuộc chủ yếu các hoạt động nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ với các sản phẩm chủ lực nhƣ gỗ, cao su, bắp,… chịu tác động lớn của tình hình kinh tế biến động ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Điều này dẫn đến số lƣợng hàng tồn kho tăng

mạnh do nhu cầu hàng hóa ở các thị trƣờng truyền thống bị cắt giảm, dẫn đến hoạt động kinh doanh, công việc của các cá nhân vay nợ bị ảnh hƣởng.

Về mặt môi trƣờng pháp lý, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vƣớng mắc trong hoạt động bảo đảm tiền vay. Ví dụ nhƣ việc đảm bảo tài sản thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất thì chỉ có những cá nhân có sổ đỏ thì mới đƣợc thế chấp, trong khi thực tế hoạt dộng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất còn khá nhiều thủ tục pháp lý rắc rối và mất nhiều thời gian.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn để mua bất động sản hoặc đầu tƣ kinh doanh dài hạn. Tuy nhiên, thị trƣờng BĐS trong giai đoạn này giảm sâu, cũng nhƣ tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều cá nhân mất khả năng thanh toán nợ.

- Một số khách hàng xin cấp vốn để tiến hành các hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên, do không đƣợc chăm sóc hợp lý cũng nhƣ khai thác sai kỹ thuật cho nên sản lƣợng thu đƣợc không nhƣ kế hoạch. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho các hộ nông dân trong việc xoay vòng vốn để tái đầu tƣ và trả nợ.

- Trong một số tình huống cá biệt, khách hàng đã chạy trốn khỏi địa phƣơng nhằm trốn nợ.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Mặc dù đã có sự quan tâm, đầu tƣ và khắc phục, công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank Kon Tum vẫn còn một số thiếu sót do những nguyên nhân sau đây:

- Một số cán bộ tín dụng không theo dõi thƣờng xuyên và sát sao tình hình của khách hàng, từ đó dẫn đến sự chậm trễ trong việc báo cáo các khoản vay phát sinh hoặc tình trạng khách hàng bỏ đi khỏi địa phƣơng.

kiểm soát và thu hồi nợ.

- Nhiều cán bộ tín dụng còn gặp nhiều hạn chế do tuổi đời còn trẻ và chƣa có kinh nghiệm. Năm 2016, tuổi đời trung bình của các cán bộ tại chi nhánh Kon Tum là 27. Trong đó có 30% cán bộ có kinh nghiệm dƣới 1 năm do các nhân sự cũ thƣờng xuyên thay đổi do nghỉ thai sản hoặc thôi việc.

Một số lƣợng không ít cũng đƣợc tiếp nhận từ các phòng ban nghiệp vụ khác, dẫn đến việc mất nhiều thời gian để làm quen với công việc và gia tăng khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

- Trong giai đoạn 2012 – 2016 cùng với sự tăng trƣởng nhanh chóng của nền kinh tế địa phƣơng, hoạt động tín dụng cá nhân cũng phát triển không ngừng. Điều này dẫn đến khối lƣợng công việc tại Vietinbank Kon Tum phát sinh khá nhiều, kèm theo đó là những quy định và yêu cầu mới về công tác quản lý hồ sơ sau cho vay đối với khách hàng cá nhân nhƣ quy chế chuyển nợ quá hạn mới, đăng ký giao dịch bảo đảm,… Ngoài ra, cơ cấu mô hình chuyển đổi trên toàn bộ hệ thống nên hoạt động quản lý tín dụng đối với khách hàng cá nhân chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức và mất nhiều thời gian để thích ứng với các mô hình mới.

- Trong quá trình quyết định cho vay tín dụng, tƣ duy chủ đạo của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nói chung và tại Vietinbank nói riêng vẫn đặt nặng các yếu tố tài sản đảm bảo, thậm chí xem đây nhƣ là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động cho vay. Chính vì điều này, phần lớn các cán bộ tín dụng tại chi nhánh vẫn chƣa thật sự đánh giá đúng mức tƣ cách của các cá nhân vay vốn, đồng thời không xem trọng tính khả thi của các phƣơng án kinh doanh, sản xuất trong thực tế dẫn đến việc thẩm định mang tính hình thức và sơ sài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích, nhận xét và đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHCN giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 của Vietinbank Kon Tum có thể thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn còn bất cập và chƣa phát huy hiệu quả, tác giả cũng đã làm rõ đƣợc ƣu điểm và nhƣợc điểm của từng bƣớc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Từ đó, để công tác quản trị rủi ro trong cho vay đối với KHCN tại chi nhánh phát huy ƣu điểm và khắc phục những nhƣợc điểm tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

Trên cơ sở định hƣớng chung của Vietinbank, kết hợp những lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2012 - 2016 của Vietinbank Kon Tum, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Vietinbank Kon Tum; đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị với Vietinbank những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro của Vietinbank nói chung và Vietinbank Kon Tum nói riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh kon tum (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)