Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực trong thờ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực trong thờ

thời gian qua

Đánh giá thực trạng về phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên y tế giúp ngành y tế nắm được chất lượng nguồn nhân lực của ngành, đồng thời từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực ngành y tế của tỉnh trong những năm qua được chú trọng đẩy mạnh trên tất cả các mặt như đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học theo địa chỉ, đào tạo nâng cao tại chỗ,...

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện qua bảng 2.15 sau:

0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014 40.93 41.82 42.44 42.68 43.45 59.07 58.18 57.56 57.32 56.55 Nam Nữ

Bảng 2.15. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: Người Loại CBYT 2010 2011 2012 2013 2014 Bác sỹ 563 569 562 631 663 Tiến sỹ - - - 1 2 Thạc sỹ 43 45 41 49 49 Bác sỹ chuyên khoa 1 168 176 173 194 191 Bác sỹ chuyên khoa 2 10 13 13 13 13 Cử nhân điều dưỡng 43 44 38 85 85 Cao đẳng điều dưỡng 12 40 39 42 42 Trung cấp điều dưỡng 680 790 788 734 717 Sơ cấp điều dưỡng 54 34 34 21 21 Cử nhân hộ sinh 8 20 17 34 34 Cao đẳng hộ sinh 8 7 7 16 11 Trung cấp hộ sinh 523 555 555 540 533 Sơ cấp hộ sinh 13 12 12 8 8 Y sỹ 784 764 768 717 730 Dược sĩ đại học 36 40 38 51 51 Dược sỹ chuyên khoa 1 12 10 11 12 12 Dược sỹ trung cấp 94 150 146 161 161

Dược tá 15q 8 8 8 8

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi)

Nhìn vào bảng số liệu 2.15 trên cho thấy:

Cán bộ ngành y có xu hướng tăng khá nhanh, riêng bác sĩ loại hình khá đa dạng, có cả tiến sỹ, thạc sỹ và chuyên khoa 1, 2 với tổng số lượng 918người.Vì ngành y tế đã từng bước quan tâm đến việc nâng cao trình độ

cho cán bộ y tế, và chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học của tỉnh được phát triển nên bác sỹ yên tâm đi học nâng cao trình độ.

Riêng ngành y tá có tăng khá cao nhưng chủ yếu là trung cấp, còn các ngành y sỹ, hộ sinh tăng nhưng số lượng tăng còn ít.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có tiến sỹ, thạc sỹ ngành dược chỉ có đào tạo đến trình độ đại học.

Do đó, cơ cấu nguồn nhân lực chưa hợp lý, nguồn nhân lực chỉ tập trung chủ yếu vào ngành y, còn ngành dược sỹ thì chưa phát triển gì nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và khả năng phòng bệnh. Mặt khác, cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở y tế chưa tốt, trang thiết bị thực hành còn thiếu thốn, vì thế chưa đáp ứng được công việc cho các nhân viên y tế. Bên cạnh đó, một số đơn vị y tế ở các vùng hiện rất thiếu cán bộ nhưng do điều kiện sống khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp nên các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa dù còn nhiều chỉ tiêu biên chế nhưng cũng không tuyển được nhân lực đến làm việc. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn – nghiệp vụ cho nguồn nhân lực y tế là rất quan trọng và cấp thiết.

2.2.3. Phát triển kỹ năng nguồn nhân lực

Phát triển kỹ năngcủa đội ngũ nguồn nhân lực y tế, ngoài việc tăng cường trình độ chuyên môn – nghiệp vụ thì một yếu tố có vai trò quan trọng nữa đó là cải thiện các kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Các cấp lãnh đạo nguồn nhân lực y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc mà còn phải quan tâm kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành.

Trong những năm qua, ngành y tế của tỉnh không những gia tăng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn gia tăng về các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, với sự đầu tư của nhà nước đặc biệt là chương trình trái phiếu chính phủ y tế, ngành y tế tỉnh đã tăng cường đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị kỹ

thuật cao cần thiết phục vụ cho các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân như máy siêu âm chẩn đoán, máy chụp X – Quang với công suất phù hợp, xe cứu thương.... Vì vậy, ngành y tế đã có kế hoạch từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên y tế sử dụng các trang thiết bị mới.

Ngành y tế tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho nhân viên các cơ sở y tế và được thể hiện ở bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức

STT CÁC LỚP HỌC THỜI

GIAN

1 Bồi dưỡng kiến thức về tiếp nhận và triển khai kỹ

thuật,máy móc, thiết bị mới 05 tháng 2 Bồi dưỡngkiến thức về phòng chống, khám và chữa bệnh 01 tháng 3 Bồi dưỡng kiến thức đối ngoại 01 ngày 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân 02 ngày 5 Đào tạo Tiếng Anh thực hành 04 tháng

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi)

Nhìn vào bảng 2.16 ta thấy:

Ngành y tế của tỉnh thường tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các cán bộ y tế có chuyên môn giỏi từ các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh, Huế,... nhằm thực hiện Chỉ thị 06/2007/CT – BVT và Quyết định số 1816/QĐ– BVT của Bộ y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng từng bước tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới, các công nghệ mới như : phẫu thuật nội soi VIDEO, kỹ thuật lọc máu, chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, CT – SCANNER, thay

thủy tinh thể bằng phương pháp PHACO,...

Cùng với việc tăng cường đầu tư mua sắm may móc, trang thiết bị, tỉnh Quảng Ngãi cũng từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng các thiết bị mới, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn bồi dưỡng kỹ năng nhằm nâng cao kỹ năng của cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống, khám và chữa bệnh như lớp bồi dưỡng kiến thức về tiếp nhận và triển khai kỹ thuật,máy móc, thiết bị mới trong vòng 5 tháng, lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng chống, khám và chữa bệnh trong vòng 1 tháng, và đặc biệt là lớp đào tạo Tiếng Anh thực hành trong vòng 4 tháng để nhân viên có thể giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài và tiếp thu được các kiến thức,công nghệ mới của ngành y tế thế giới.

2.2.4. Nâng cao nhận thức của người lao động

Để nâng cao nhận thức của người lao động, ngoài việc phát triển kỹ năng thì một yếu tố có vai trò quan trọng nữa đó là nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên.

Nhận thức của nhân viên y tế là rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng y tế. Hành vi, thái độ thể hiện trình độ nhận thức của nhân viên y tế. Ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo, phát triển kỹ năng thì việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính trị, xã hội, tính tự giác, tính kỹ luật, thái độ, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính thích ứng,... cũng hết sức quan trọng. Từ đó, giúp cho nhân viên y tế nhận thức đúng đắn về ngành nghề, về chủ trương, chính sách của nhà nước, gắn bó với nghề và chăm lo sức khỏe cho người dân.

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhận thức do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức được thể hiện qua bảng 2.17 sau :

Bảng 2.17. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhận thức do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức

STT CÁC LỚP HỌC THỜI

GIAN

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tổ chức nhà nước 01 tháng 2 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra 02 ngày 3 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận 02 ngày 4 Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính 05 ngày 5 Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý 05 ngày 6 Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ 02 ngày 7 Bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật 05 ngày

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi)

Nhìn vào bảng 2.17 ta thấy:

Hàng năm, Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi đều tổ chức các lớp học, khóa học về chính trị, luật pháp cho các cán bộ y tế như lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tổ chức nhà nước trong 1 tháng, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra trong 2 ngày, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận trong 2 ngày, lớp bồi dưỡng công tác cải cách hành chính trong 5 ngày, lớpbồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ trong 2 ngày, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật trong 5 ngày.

100% được quán triệt đầy đủ các chủ trương lớn, các Nghị quyết của Đảng, cập nhật các quy định mới của Bộ Y tế, được tập huấn và phổ biến các kiến thức mới về chuyên môn - nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, ngoàilớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về tôn giáo còn cử các cán bộ y tế tham gia vào các lớp học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ giác ngộ lý luận chính trị, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,... thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu” vì y đức không chỉ là lời nói suông.

Ngành y tế tổ chức tập huấn quán triệt, triển khai thực hiện thông tư số 07/2014/TT – BYT của Bộ y tế quy định về quy tắc ứng xử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các cán bộ chủ chốt,trưởng khoa, bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng trong toàn bệnh viện. Tại buổi tập huấn, các cán bộ là lãnh đạo các khoa, phòng đã được phổ biến những kiến thức cơ bản như: Thông tư quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện: Tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy tắc ứng xử trong ngành y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi,... Thực hiện Thông tư này sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, củng cố xây dựng niềm tin của nhân viên đối với bệnh viện và xậy dựng bệnh viện ngày một phát triển.

Sở y tế tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên kiểm tra để giúp từng cá nhân tự giác chấp hành pháp luật và các quy định của ngành đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân cố tình vi phạm, đẩy mạnh chống tiêu cực trong ngành.

2.2.5. Thực trạng về nâng cao động lực thúc đẩy người lao động

Để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với công ty thì yếu tố tạo động lực chonhân viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các yếu tố có thể tạo ra động lực cho cán bộ, nhân viên bao gồm:

a. Chính sách tiền lương

Ngành y tế đã áp dụng trả lương cho nhân viên y tế theo quy định về mức lương của nhà nước.

Tiền lương = Tiền lương cơ bản+Các khoản phụ cấp+Tiền thưởng+Phúc lợi

Trong đó:

Lương cơ bản (LCB): là khoản tiền lương trả cho người lao động theo các chức danh công việc đảm nhận, theo trình độ chuyên môn. Được tính như sau:

LCB = Mức lương tối thiểu × Hệ số lương

+ Mức lương tối thiểu: là mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. + Hệ số lương: là hệ số theo thang bảng lương áp dụng theo trình độ chuyên môn.

- Các khoản phụ cấp (PC)

+ PC chức vụ: Phụ cấp chức vụ của nhân viên y tế áp dụng cáchtính các hệ số phụ cấp chức danh công việc Nhà nước quy định. Với hệ số phụ cấp của trưởng phòng, phó phòng tương đương hệ số 0,3; 0,4 trên lương tối thiểu.

Công thức tính:

Phụ cấp = Lương tối thiểu × Hệ số phụ cấp

- Tiền thưởng cho CBCNV: Tiền thưởng là một trong những biện pháp ngành y tế áp dụng để khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng và thời gian làm việc của nhân viên y tế.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ y tế, giúp cán bộ y tế thêm gắn bó với nghề.

Các nhân viên y tế công tác tại các trạm y tế ở tuyến huyện, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng thụ cấp ưu đãi 70% mức lương theo ngạch, bậc. Bên cạnh đó, nhân viên y tế ở các vùng được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn – nghiệp vụ, học tập, trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập, hỗ trợ 100% tiền học phí, tiền phụ cấp, đi lại, nhà ở,...

Đối với các bác sỹ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn:

Được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực, ... tương ứng với công việc và địa bàn khu vực nơi nhân viên y tế đến làm việc.

Hỗ trợ thanh toán tiền đi và theo chế độ công tác phí hiện hành.

Bệnh viện thanh toán tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và làm đêm, thêm giờ theo quy định cho các bác sỹ tình nguyện.

Nếu bác sỹ tình nguyện có nhu cầu công tác lâu dài thì được địa phương ưu tiên, xem xét trong tiếp nhận, đề bạt, thuyên chuyển vị trí làm việc, kết nạp Đảng, tạo điều kiện về chỗ ở,...

Tuy nhiên, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế còn thấp, chưa tương xứng với lao động đặc thù của ngành.Định mức phụ cấp chậm thay đổi, lạc hậu so với mức lương tối thiểu và giá thị trường. Đặc biệt là các khoản phụ cấp trực, phẫu thuật có cách chi trả chưa hợp lý, vì thế chưa khuyến khích được tinh thần làm việc của nhân viên y tế.

Các chế độ phụ cấp, ưu đãi hiện nay chưa đảm bảo tính công bằng giữa cán bộ y tế trẻ và cán bộ y tế lâu năm...

Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với nhân viên y tế chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn được bác sỹ, dược sỹ đại học theo nhu cầu. Nguồn nhân lực một số ngành đòi hỏi trình độ cao thì không thể tuyển đủ được do không có nguồn từ các cơ sở đào tạo như chuyên ngành thần kinh, phẫu thuật tim,...

Để tìm hiểu sự hài lòng của nhân viên y tế về tiền lương, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra nhân viên y tế tại tỉnh Quảng Ngãi. Các thành tố của kỹ năng được chi tiết hóa trong bảng câu hỏi thành 6 tiêu chí và được đo lường ở 5 mức từ hoàn toàn không hài lòng đến hoàn toàn hài lòng. Nhân viên y tế được đề nghị ghi rõ khả năng đáp ứng ở từng mức. Kết quả bảng tổng hợp khảo sát được thể hiện ở bảng 2.18 sau:

Bảng 2.18. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế vềchính sách tiền lương

Yếu tố Mức độ hài lòng trung bình

Cách thức trả lương 3.68 Công bằng trong trả lương 3.52 Lương so với đóng góp 3.35 Tiền thưởng công bằng và thỏa đáng 3.24

Các khoản phụ cấp 3.57

Chế độ phúc lợi 3.45

(Theo thang điểm của Likert với 1: Hoàn toàn không hài lòng và 5: Hoàn toàn hài lòng)

(Nguồn Xử lý từ số liệu điều tra)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 trên cho thấy, trong 6 tiêu chí đưa ra đều cho rằng lương bổng của nhân viên y tế khá thỏa đáng. Tuy nhiên, trong đó tiêu chí tiền thưởng công bằng và thỏa đáng vẫn chưa được tốt, đạt ở mức giá trị trung bình là 3.24; đây là tiêu chí mà nhân viên y tế đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí. Ngoài ra, tiêu chí cách thức trả lương và các khoảng phụ cấp là hai tiêu chí được nhân viên đánh giá cao nhất, tương ứng ở mức 3,68 và 3.57.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)