6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngàn hy tế tỉnh
Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu và sử dụng hiệu quả vốn thu ngân sách trên địa bàn nhằm nâng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP từ 13,2% năm 2008 lên 18% vào năm 2020.
Điều then chốt là chăm lo đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Trước mắt cũng như lâu dài phải xác lập mục tiêu vì sự tiến bộ của con người Quảng Ngãi trong thời kỳ mới, xây dựng con người phát triển toàn diện, đặt con người ở vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể trong toàn bộ quá trình phát triển.
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hệ thống y tế và mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Quảng Ngãi ngày càng vững mạnh, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tể và mạng lưới khám, chữa bệnh Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền.
tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số - kế hoạch hóa gia đình từ tuyến tỉnh đến tuyến xã.
-Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đảm bảo chủ động phòng, chống dịch, không để dịch lớn xảy ra. Dự báo, kiểm soát - và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm. Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn gây thương tích.
-Đầu tư, sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng: -Phát triển, sắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh theo cụm dân cư không phân biệt địa giới hành chính, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến.
-Đến năm 2015, đạt tỷ lệ 25,3 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 1,67 giường bệnh tư nhân). Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 29,43 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 4,35 giường bệnh tư nhân).
-Đến năm 2015, có ít nhất 80% cơ sở khám chữa bệnh thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
-Đến năm 2015, có trên 80% và đến năm 2020 tất cả các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế; phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
Đến năm 2015, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải tự kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ Y tế. Đen năm 2020 phải định kỳ kiểm định chất lượng các dịch vụ y tế ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đến nam 2015, có Bệnh viện Y học cổ truyền với quy mô 50 giường (phát triển đến năm 2020 là 100 giường bệnh); Bệnh viện Sản - Nhi với quy mô 300 giường bệnh; đến năm 2020, có Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng với với quy mô từ 50 - 100 giường bệnh; xây dựng mới Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh với quy mô 100 giường bệnh (Bệnh viện mới); thành lập mới Phòng khám đa khoa khu vực Trà Tân, huyện Trà Bồng với quy mô 10 giường.
-Khuyên khích đâu tư thành lập các bệnh viện tư nhân và các loại hỉnh y tê ngoài công lập. Đên năm 2015 có ít nhất 02 bệnh viện đa khoa và 01 bệnh viện chuyên khoa tư nhân; năm 2020 có 5 bệnh viện tư nhân.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Trong thời gian qua, ngành y tế đã rất quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên vẫn chưa xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp, do đó làm giảm tính chủ động, sáng tạo trong công tác bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, thúc đẩy hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế đạt hiệu quả trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực có số lượng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi, cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngành y tế
a. Cơ cấu nhân lực đảm bảo tỷ lệ theo ngành đào tạo
Đào tạo liên thông trình độ đại học y, dược từ cao đẳng, trung cấp (hệ tập trung 4 năm, vừa học vừa làm). Đồng thời, thực hiện Quyết định số 1544/QĐ - TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” cho các nhân lực được đào tạo cử tuyển.
Bảng 3.1. Nhu cầu tuyển dụng từ nay đến năm 2020
TT Chức danh chuyên môn ĐẾN 2015 ĐẾN 2020
Tông cộng 5.450 5.992 I Chuyên ngành Y 3.972 4.312 1 Đại học 735 885 Trong đó: - - Thạc sĩ 70 93 - Chuyên khoa II 30 40 - Chuyên khoa I 238 280 2 Cử nhân 900 1.000 3 Trung học 2.300 2.400 4 Sơ học 37 27 II Chuyên ngành Dược 227 254 1 Đại học 64 80 Trong đó: CKI 20 30 2 Trung học 160 170 3 Sơ học 3 - III Khác 1.251 1.530 Tỷ lệ so tổng số (%) (%) * Đại học sau đại học y dược 14,66 15,84
* Cử nhân Y 16,51 16,41 * Trung học y, dược 45,14 42,19 * Bác sỹ/10.000 dân 6,00 7,00 *:Dược đại học sỹ/10.000 dân 0,52 1,00 * Điêu dưỡng/bác sỹ 4,00 4,5 * Cán bộ y tê/10.000 dân 44,50 49,92
(Nguồn: Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi)
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy:
Ước tính nhu cầu ngành nhân lực y tế đến năm 2020 là 5.992 người, trong đó tuyển thêm so với năm 2015 là 542 người. Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số nhân lực y tế mới khoảng 108 người.
Ước tính nhu cầu bác sỹ ngành y tế năm 2020 là 4.312 người, trong đó tuyển thêm so với năm 2015 là 340 người (chưa kể số bác sỹ bỏ việc, chuyển công tác ra khỏi tỉnh và nghỉ hưu). Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số nhân lực y tế mới khoảng 68 người.
Ước tính nhu cầu dược sỹ ngành y tế năm 2020 là 254 người, trong đó tuyển thêm so với năm 2015 là 27 người (chưa kể số bác sỹ bỏ việc, chuyển công tác ra khỏi tỉnh và nghỉ hưu). Bình quân mỗi năm sẽ cần tuyển dụng số nhân lực y tế mới khoảng 5 người.
Ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi cần phải bổ sung số lượng nhân viên điều dưỡng, hộ sinh, dược sỹ đại học cho các cơ sở khám và chữa bệnh nhằm đảm bảo tỷ lệ phù hợp theo yêu cầu của Bộ Y tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý, bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: có 6 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2015; 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020; 0,52 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2015; 1 dược sĩ đại học/10.000 vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất 01-02 dược sĩ đại học.
Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 4 - 4,5 điều dưỡng/bác sĩ. Bổ sung biên chế dược sĩ cho trạm y tế xã bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã.
Đảm bảo đủ nhân lực có trình độ cho Phòng y tế, Trung tâm y tế huyện, thành phố và các trạm y tế. Để đảm bảo nhu cầu đủ nguồn nhân lực thì ngành y tế tỉnh cần có chính sách mạnh hơn để thu hút, nhất là đối tượng sinh viên mới ra trường là con em của tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hợp lý để giữ chân những đối tượng này ở lại phục vụ lâu dài cho tỉnh, hạn chế thấp nhất cán bộ chuyển công tác đi những nơi khác.
Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ y tế, sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị.
Đào tạo các chức danh học vị cao như: Thạc sĩ, Tiến sỹ, Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II.
Tạo điều kiện thuận lợi cử cán bộ đi đào tạo tại các Trường trong nước và đào tạo ở nước ngoài.
b. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo đảm phân bố theo tuyến
Bên cạnh việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo ngành đào tạo, tỉnh còn quan tâm đến việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phân theo tuyến. Ngành y tế tỉnh đặt ra mục tiêu phải đạt được các chỉ số quan trọng để phục vụ tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân từ tuyến tỉnh đến các tuyến cơ sở.
Thực hiện theo hướng dẫn thông tư số 06/2008/TT – BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tuyển sinh đào tạo nâng cao y sĩ hoặc liên thông đại học, cao đẳng y, dược nhằm tăng cường cán bộ cho các tuyến, nhất là để bổ sung cho trạm y tế xã, bảo đảm cho tuyến xã đủ khả năng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Cần phải có quy định luân chuyển, bắt buộc bác sỹ tuyến trên về phục vụ tuyến dưới trong một thời gian nhất định nhằm tăng cường nhân lực ở các tuyến huyện, xã khó khăn, hạn chế cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung ở các tuyến có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi đồng thời tạo cơ hội cho các nhân lực có trình độ yếu hơn có cơ hội được nâng cao tay nghề khi được học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ cao ở tuyến trên hướng dẫn.
Đào tạo cử nhân y tế cộng đồng cho Phòng Y tế huyện.
Bổ sung bác sĩ chuyên khoa cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Đào tạo nâng cao y sĩ hoặc liên thông đại học để bổ sung cho trạm y tế xã phường, thôn. Đảm bảo mỗi thôn, bản có 1 nhân viên y tế có trình độ chuyên môn từ sơ học trở lên.
Tăng cường y tế dự phòng và y tế cộng đồng tại các huyện. Xử lý các ổ bệnh phát sinh trên địa bàn, tăng cường tuyên truyền về sức khỏe cho người dân.
Bổ sung bác sĩ chuyên khoa, nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.
Tại mỗi bệnh viện huyện có ít nhất 1 xe cứu thương và 1 đội cấp cứu có trình độ cấp cứu và vận chuyển cấp cứu, các kíp cấp cứu tại các phòng khám thành thạo các thao tác kỹ thuật đồng thời được trang bị đủ trang thiết bị cho công tác cấp cứu ngoại viện.
Chuẩn bị các phương án và nguồn lực để đáp ứng cấp cứu và vận chuyển cấp cứu hàng loạt do bão lũ, sạt lở đất vùng núi, tai nạn giao thông trên các quốc lộ và các tỉnh lộ ...
Tổ chức đào tạo cán bộ, bố trí trang thiết bị một số trạm y tế xã dọc theo quốc lộ làm nhiệm vụ sơ cấp cứu trong các trường hợp nạn nhân tai nạn giao thông.
3.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Để nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của ngành y tế, tỉnh Quảng Ngãi cần phải xác định cụ thể đối với từng đối tượng để chuẩn hóa, tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ.
Triển khai công tác đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tư 07/2008/TT – BYT ngày 28/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, để tăng cường và bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa II, chuyên khoa I, đại học để bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu tại đơn vị.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho các nhân viên y tế đồng thời hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phục vụ cho ngành y tế, để đảm nảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh của người dân.
Đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải liên tục và thường xuyên cho nguồn nhân lực y tế, nhất là bác sĩ, dược sĩ. Vai trò của các hình thức đào tạo là:
- Đào tạo liên thông nhằm tăng cường đội ngũ bác sỹ đa khoa, điều dưỡng đại học, dược sỹ đại học. Hình thức đào tạo là vừa học, vừa làm để vừa giữ chân nhân viên tại các tuyến vừa nâng cao năng lực trình độ của họ.
- Đào tạo sau đại học nhằm tăng trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, tăng khả năng quản lý của các nhân viên y tế.
Đa đạng hoá các loại hình đào tạo: chính qui, tại chức, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao,...Mục tiêu là Ban giám đốc và 50% trưởng phòng, phó phòng có trình độ trên đại học; 15% bác sỹ, dược sỹ các khoa, phòng có trình độ sau đại học, 20% cán bộ được bồi dưỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện.
Vì vậy, Thông qua các loại hình đào tạo chính quy, đào tạo hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển hệ thống y tế và mạng lưởi khám, chữa bệnh của tỉnh, các cấp lãnh đạo của ngành đã đưa ra chỉ tiêu và kinh phí cụ thể để đào tạo nguồn nhân lực là:
Bảng 3.2. Nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn – nghiệp vụ nguồn nhân lực của ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi
TT Trình độ chuyên môn
cần đào tạo
Tổng số lượt người tham gia đào tao
Thời gian đào tạo (năm) Định mức đào tạo/năm (1.000 đồng) Thành tiền (1.000 đồng) 1 Bác sĩ chính quy 335 6 12.000 24.120.000 2 Dược sĩ chính quy 32 5 12.000 1.920.000 3 Tiến sĩ Y khoa 7 4 16.000 448.000 4 Thạc sĩ Y khoa 45 2 13.000 1.170.000 5 Bác sĩ CKII 25 2 13.000 650.000 6 Bác sĩ CKI 75 2 11.000 1.650.000 7 Dược sĩ CKII 5 2 11.000 110.000 8 Dược sĩ CKI 10 2 10.000 200.000 9 Cử nhân Y khoa 152 4 8.000 4.864.000 Tổng cộng: 35.132.000
Nhìn vào bảng số liệu 3.2 ta thấy: Nguồn kinh phí thực hiện:
+ Ngân sách tỉnh, bao gồm:
Kinh phí hoạt động thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh (Theo Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020).
Kinh phí đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ theo địa chỉ của tỉnh phê duyệt hàng năm.
+ Ngân sách Trung ương về đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển.
Các nguồn kinh phí khác theo qui định của pháp luật, bao gồm: Tài trợ viện trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải đảm bảo các căn cứ khoa học và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực không chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn chú ý đến rèn luyện tác phong công nghiệp, bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp và niềm tự hào về nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.