6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Thành công và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh
2.3.1. Thành công và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi
a. Thành công
-Cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được củng cố và đang tiến tới sự ổn định, phát triển, chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhân lực đã được điều động đến một số các tuyến huyện, xã, buôn, bản.
-Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã từng bước được chú trọng, nhiều cán bộ y tế được cử đi học, bồi dưỡng nghiệp vụ, để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn để phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho người dân. Một số huyện đã có thể chữa được những ca bệnh khó, làm giảm bớt tình trạng quá tải bệnh nhân cho các cơ sở y tế tuyến trên.
-Kỹ năng của nguồn nhân lực ngày càng được hoàn thiện, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới.
-Trình độ nhận thức của nguồn nhân lực y tế ngày càng được nâng cao từ khâu tuyển sinh, đào tạo cho đến khâu khám chữa bệnh cho người dân. Quá trình tuyển nguồn nhân lực vào các cơ sở y tế được thực hiện rất chặt chẽ, chỉ tuyển các sinh viên có học vị khá trở lên, đạo đức tốt.
-Các chế độ chính sách về lương, phụ cấp được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Ngành y tế đã tạo được môi trường làm việc thân thiện,
hợp lý cho nhân viên phát huy được trình độ chuyên môn – nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cơ sở giao thông, hạ tầng phát triển, thuận tiện cho cán bộ y tế trong việc di chuyển và khám bệnh.
b. Hạn chế
-Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý: nguồn nhân lực tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, huyện còn tuyến xã thì số lượng nguồn nhân lực còn thấp.Cán bộ y tế có trình độ đại học không muốn về làm việc ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và tuyến cơ sở do đời sống khó khăn, sinh hoạt thiếu thốn và điều kiện, môi trường làm việc không phát huy được tay nghề. Vì vậy, ác khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có bác sỹ, dược sỹ trình độ cao.
-Trình độ chuyên môn từng bước được nâng cao nhưng số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học còn thấp đặc biệt là bác sỹ và dược sỹ đại học. Và số lượng cán bộ ngành y tế dự phòng ít, nhiều cán bộ đào tạo các chuyên ngành chưa phù hợp với yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, tuy được đào tạo bài bản trong quá trình học tập nhưng trình độ của các nhân viên y tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bênh của người dân.
-Kỹ năng nhân lực y tế chưa tương ứng và chưa đáp ứng kịp với việc đầu tư trang thiết bị y tế kỹ thuật cao và nhu cầu chất lượng chăm sóc sức khỏe của cộng đồng đang tăng nhanh. Bên cạnh đó, các kỹ năng thực hành của đội ngũ bác sỹ trẻ mới ra trường khá hạn chế vì không được thực hành nhiều.
-Trình độ nhận thức của một số cán bộ y tế còn thấp, tình trạng một số y bác sỹ cán bộ công chức có biểu hiện vi phạm đạo đức : chưa thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ, lạm dụng sơ hở trong chế độ chính sách pháp luật Nhà nước để thu lợi bất chính,...
-Vấn đề tiền lương và thu nhập còn hạn chế, chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ của cán bộ y tế nhất là nhân lực y tế dự phòng.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế phát triển nguồn nhân lực y tế
-Cơ cấu nguồn nhân lực y tế thiếu trầm trọng ở các tuyến dưới, y tế dự phòng, y tế xã phường như thiếu nguồn nhân lực giỏi về các chuyên ngành như tâm thần, thần kinh, tim mạch,... Bên cạnh đó,nguồn nhân lực ở tuyến huyện thiếu đội ngũ các chuyên gia, chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ trình độ đại học. Ngoài ra, ngành y tế dự phòng thiếu nhâm lực trầm trọng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa dịch bệnh.
-Trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của nguồn nhân lực còn yếu, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh cho người dân, nhất là ở các vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
-Chưa có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên gia đầu đàn để đào tạo kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm cho nhân lực đang làm việc hoặc mới tuyển dụng.
-Trình độ nhận thức của một số cán bộ y tế chưa cao, có hiện tượng suy thoái đạo đức, quan liêu.
-Môi trườnglàm việc tại cáccơ sở y tế chưa hấp dẫn, chưa đủ sức thu hút bác sĩ, dược sĩ đại học và người có chuyên môn giỏi về làm việc.Các chế độ phụ cấp hiện hành quá lạc hậu, không được điều chỉnh kịp thời.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP