6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Trung ương
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kính đề nghị các cơ quan Trung ương quan tâm xem xét một số vấn đề sau:
Tạo điều kiện giúp đỡ cho ngành y tế tỉnh thực hiện các đề án, ban hành các chính sách và chế độ để tuyển dụng và đãi ngộ nhân lực y tế.
Chỉ đạo, hướng dẫn biên soạn lại chương trình, tài liệu bồi dưỡng có cập nhật, bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của địa phươngbảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chương trình nhằm nâng cao chuyên môn – nghiệp vụ cho nhân viên y tế.
Quan tâm và tiếp tục bố trí kinh phí để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất – kỹ thuật, mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng chỉ tiêu đào tạo bác sỹ, dược sỹ cho trường Đại học Y Dược, nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho các tỉnh.
Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng – hiệu quả – phát triển. Người dân đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất lượng.
Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, nhân viên y tế, nhất là hệ thống chính sách tiền lương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách khuyến khích, thu hút và đãi ngộ nhân tài.
KẾT LUẬN
Công tác phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triểncủa ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi. Để chất lượng chăm sóc sức khỏe và nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân được tốt hơn thì ngành y tế cần phải sử dụng tốt nguồn nhân lực để phát huy hết khả năng của nhân viên y tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hơn. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cho nhân viên y tế là một đòi hỏi cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo của ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao càng trở nên bức xúc hơn. Việc xây dựng được một quy chế tuyển dụng, phát triển chuẩn mực cho ngànhkhông chỉ giúp ngành y tế tỉnh Quảng Ngãicó được một đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế hiện nay còn nhiều bất cập, một số cán bộ năng lực còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ...Thông qua việc nâng cao về trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, bồi dưỡng các kỹ năng và nhận thức sẽ góp phần nâng cao chất lượng về nhiều mặt cho đội ngũ này. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ hơn nữa nhằm thu hút những cán bộ trẻ, có trình độ Đại học vào công tác ở cơ sở; xây dựng các đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020để phục vụ được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Y tế (2009), Báo cáo chung Tổng quan về ngành y tế 2009, Hà Nội. [2] Bộ Y tế (2011), Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn
2011 - 2020, Hà Nội.
[3] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/03/2012 về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 – 2020.
[4] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5] Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[6] Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
[7] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Niêm giám thống kê 2014.
[8] Trần Kim Dung (2005), Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Thống kê.
[9] Từ Minh Hiếu (2012), Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[10] HĐND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Nghị quyết số 04/2013/UBND ngày 13/03/2013 về việc Quy định chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao và sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đến công tác, làm việc tại Quảng Ngãi.
[11] Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[12] Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[13] Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo thống kê nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi từ 2010 - 2014.
[14] Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê.
[15] Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [16] Võ Xuân Tiến (2007), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh
tế biển ở Đà Nẵng, Kỷ yếu hội thảo Khoa học – Phát triển kinh tế biển, Đà Nẵng.
[17] Võ Xuân Tiến (2008), Quản trị nguồn nhân lực, Tập bài giảng.
[18] Võ Xuân Tiến (2009), Đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp thành phố, Đà Nẵng.
[19] Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
[20] Võ Văn Thắng (2011), Thực trạng nhân lực y tế Việt Nam, Hội nghị Đào tạo nguồn nhân lực y tế, Trường đại học Y Dược Huế ngày 9/4/2011.
[21] Nguyễn Hoàng Thanh (2011), Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[22] Nguyễn Quốc Tuấn, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan (2006), Giáo trìnhQuản trị nguồn nhân lực, NXB thống kê.
[23] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 về Ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015.
[24] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2012), Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 về Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế và mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
[25] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 03/06/2014 về chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y, dược đang công tác tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
[26] http://baoquangngai.vn/channel/2033/201503/nganh-y-te-quang-ngai- tap-trung-phat-trien-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-2377724/ [27] http://www.adb.org/sites/default/files/linked-documents/cps-vie-2012-
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Chào Quý Anh (Chị)!
Nhằm thực hiện luận văn:“Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi” tôi tiến hành cuộc khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy làm việc này nhằm thu thập những ý kiến đóng góp từ các bạn để có thể hoàn thành tốt mục tiêu trên.Để cuộc khảo sát được thành công,rất mong được sự hợp tác tích cực của Quý Anh(Chị).Tôi xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
Vui lòng cho biết nhận định của Anh/Chị về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến động lực làm việc bằng việc khoanh tròn các số phù hợp nhất với ý kiến của mình.
1-Hoàn toàn không hài lòng, 2- Không hài lòng, 3- Bình thường, 4- Hài lòng, 5- Hoàn toàn hài lòng.
STT Yếu tố ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy làm việc Đánh giá Vềchính sách tiền lương
1 Cách thức trả lương 1 2 3 4 5 2 Công bằng trong trả lương 1 2 3 4 5 3 Lương so với đóng góp 1 2 3 4 5 4 Tiền thưởng công bằng và thỏa đáng 1 2 3 4 5 5 Các khoản phụ cấp 1 2 3 4 5 6 Chế độ phúc lợi 1 2 3 4 5
1 Chính sách thi đua, khen thưởng 1 2 3 4 5 2 Mức khen thưởng 1 2 3 4 5 3 Sự quan tâm trong việc tổ chức tham quan, du lịch 1 2 3 4 5 4 Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao 1 2 3 4 5 5 Không gian vui chơi cho nhân viên sau giờ làm việc 1 2 3 4 5
Điều kiện, môi trường làm việc
1 Không gian làm việc an toàn và thoải mái 1 2 3 4 5 2 Nguồn thông tin 1 2 3 4 5 3 Trang thiết bị phục vụ công viêc 1 2 3 4 5 4 Thời gian làm việc 1 2 3 4 5
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
1 Chính sách đề bạt, bổ nhiệm 1 2 3 4 5 2 Cơ hội phát triển chuyên môn, nghiệp vụ 1 2 3 4 5
Tôi xin chân thành cảm ơn sự cung cấp thông tin của Quý Anh(chị). Để hoàn thành phiếu khảo sát Anh(chị) vui lòng điền đẩy đủ phần thông tin cá nhân dưới đây:
Họ và tên: ...
Giới tính: ...
Email: ...
Số điện thoại: ...