TỔNG QUAN NGÀNH THÉP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. TỔNG QUAN NGÀNH THÉP

3.1.1. Vị trí và tiềm năn n àn t ép

Ngành thép là một trong các ngành kinh tế cơ sở quan trọng nhất, là một trong những ngành kinh tế thu hút một lƣợng vốn đầu tƣ lớn, vừa đóng vai trò tập hợp vốn, kiến thức và công nghệ, và sau đó là nguồn của các sáng tạo trong công nghệ và quản lý cho các ngành liên quan. Sản phẩm sắt thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản của hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm nhƣ ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, phƣơng tiện giao thông vận tải, ngành đóng tàu, containers, ngành điện máy gia dụng, ngành xây dựng …

Đối với ngành thép xây dựng, theo Tata Steel ƣớc tính, chi phí thép chiếm 15% tổng chi phí trong giá trị một công trình nhà ở. Theo dự đoán của BMI, giá trị ngành xây dựng Việt Nam sẽ có mức tăng trƣởng hằng năm khoảng 6% đến năm 2021. Cùng với sự hồi phục mạnh mẽ của thị trƣờng bất động sản từ giữa năm 2014 -2016 dẫn đến nhu cầu đối với các vật liệu xây dựng nhƣ thép đƣợc dự đoán sẽ tăng cao trong 2-3 năm tới. Nghiên cứu của BMI cũng cho rằng nhu cầu ngành thép Việt Nam sẽ tăng khoảng 10- 12%/năm nhƣ Hiệp hội thép Việt Nam VSA dự báo.

3.1.2. Cung cầu ngành thép thế giới

Theo báo cáo hiệp hội thép thế giới (WSA), trong 60 năm qua thì ngành thép thế giới có sự tăng trƣởng rất nhanh, từ sản lƣợng 189 triệu tấn thép năm 1950 lên mức 1,621 triệu tấn năm 2015. Trong đó 2 giai đoạn phát triển nhanh nhất của ngành thép là thời gian 1950-1965 tăng trƣởng khoảng 6%/năm (nhờ Nhật Bản và Hàn Quốc), và 1995- 2010 tăng trƣởng 4.4%/ năm (nhờ Trung Quốc).

Nguyên nhân của sự phát triển ngành thép nhƣ trên là do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, cùng với đó là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng (đặc biệt tại Trung Quốc). Tuy nhiên, tốc độ tăng của nhu cầu sử dụng luôn thấp hơn mức sản xuất của thế giới. Mặc dù sản lƣợng sản xuất nhà máy thép trên thế giới chỉ khoảng 60%-70% tổng công suất nhƣng mỗi năm thế giới sản xuất thừa khoảng 110 triệu tấn thép. Tình trạng dƣ cung của ngành thép sẽ chƣa đƣợc cải thiện trong thời gian ngắn.

Sơ lƣợc tốc đô tăng trƣởng ngành thép trong những năm qua ( Phụ lục 4)

3 1 3 C đoạn ngành thép

Theo nghiên cứu của E&Y, nhu cầu sử dụng thép sẽ bắt đầu giảm khi thu nhập bình quân GDP/ngƣời đạt 15,000-20,000 USD/ngƣời. Tƣơng ứng sự phát triển ngành thép sẽ chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 là nhu cầu thép cao do nhu cầu lớn từ xây dựng và đầu tƣ hạ tầng, hầu hết thép sử dụng là thép xây dựng. Giai đoạn 2, tăng trƣởng do ngƣời tiêu dùng làm động lực, có gia tăng nhu cầu sử dụng thép chế tạo. Giai đoạn 3 nhu cầu sẽ ổn định và giảm, động lực tăng tiêu thụ thép đến từ thép chế tạo máy móc, sản phẩm kim loại và ô tô.

Với mức tiêu thụ bình quân thép 195kg/ ngƣời và GDP/ ngƣời là 2,111 USD năm 2015, nghiên cứu cho rằng Việt Nam vẫn còn đang ở điểm khời đầu của giai đoạn 1 chu kỳ tăng trƣởng ngành thép. Theo đó tiềm năng phát triển tiêu thụ thép ở Việt Nam còn lớn trong thời gian tới, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu ngành.

3.1.4. Thị tr ờng thép Việt Nam

a. Diễn biến giá trong nước

Năm 2015, thị trƣờng thép trong nƣớc có nhiều biến động và chịu nhiều ảnh hƣởng cùng với xu hƣớng giảm giá nguyên liệu thế giới (phôi thép, thép phế). Do đó, từ tháng 01/2015 các nhà máy liên tục điều chỉnh giảm giá

thép xây dựng. Tính chung năm 2015, tổng mức giảm giá khoảng 900 - 2.800 đồng/tấn tùy từng loại.

Tháng 2/2015, một số doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán thép nhƣ: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh giảm 350 đồng/kg tùy từng loại; Công ty TNHH thép Vina Kyoei điều chỉnh giảm 800 đồng/kg tùy từng loại (ngoài ra một số nhà sản xuất không điều chỉnh giá bán mà điều chỉnh tăng hoặc giảm chiết khấu bán hàng).

Tháng 2/2015, một số doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán thép nhƣ: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh giảm 350 đồng/kg tùy từng loại; Công ty TNHH thép Vina Kyoei điều chỉnh giảm 800 đồng/kg tùy từng loại (ngoài ra một số nhà sản xuất không điều chỉnh giá bán mà điều chỉnh tăng hoặc giảm chiết khấu bán hàng).

Cuối tháng 12, giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trƣờng tiếp tục giảm còn khoảng 10,72-10,83 triệu đồng/tấn (tùy thƣơng hiệu), giảm 35,5% so với đầu năm 2015.

Giá thép giảm mạnh là do giá nguyên liệu giảm, nhu cầu tiêu thụ thép yếu trong khi nguồn cung tăng mạnh từ các nhà máy thép cũng nhƣ nguồn thép nhập khẩu đang tăng ồ ạt. Mặt khác, một số doanh nghiệp sản xuất thép cắt giảm chiết khấu khiến các đại lý phải hạ giá bán lẻ với hy vọng tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hơn.

b. Cung cầu ngành thép trong nước

- Về cung

+ Sản xuất: Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong năm 2015, sản

xuất các sản phẩm thép của Việt Nam đã đạt 14.988.000 tấn, tăng 21,54% so với năm 2014.

với cùng kỳ 2014; trong đó lƣợng thép thành phẩm xuất khẩu trong năm đạt 835.000 tấn, tăng 2,9%. Xuất khẩu giảm là do các vụ kiện chống bán phá giá đƣa ra ngày một nhiều, với mục đích nhằm bảo vệ hàng sản xuất kinh doanh trong nƣớc.

- Về cầu

+ Tiêu thụ nội địa: Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam,

trong năm 2015, tổng lƣợng thép tiêu thụ đạt 122.000 tấn, tăng 28,02% so với năm 2014;

+ Nhập khẩu của Việt Nam: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính

đến hết tháng 12/2015, lƣợng sắt thép cả nƣớc nhập về là 15,7 triệu tấn, tăng 33,1% về lƣợng, đƣa mặt hàng này thuộc nhóm hàng nhập khẩu chính trong năm; trong đó nhập khẩu thép thành phẩm đạt 792.000 tấn, tăng 22,56% so với cùng kỳ 2014;

Trong đó, với mặt hàng sắt thép các loại: Lƣợng nhập khẩu trong tháng 12 đạt 1,78 triệu USD với trị giá đạt 667,86 triệu USD, tăng 44,3% về lƣợng và 29,5% về trị giá so với tháng 11.2015. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là 7,49 tỷ USD, giảm nhẹ 2,9% so với năm 2014..

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lƣợng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nƣớc.

Với các sản phẩm từ sắt thép: Tính đến tháng 12/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của là 3,81 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2014.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình

Để có thể tính toán thống kê mô tả về các biến sử dụng trong mô hình, tác giả sử dụng lệnh sum trong phần mềm Stata13 để xử lí số liệu và đƣa ra kết quả cần thiết (Phụ lục 5 ).

Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

ROS 75 -0.1441 1.032 -8.6477 0.1984 ACP 75 95.6734 320.5531 4.6495 2666.7 ICP 75 83.037 66.757 10.019 320.9222 APP 75 255.0891 389.1307 29.4177 3086.016 CCC 75 -76.3713 106.5643 -391.0874 32.1056 DR 75 0.5564 0.2072 0.1118 0.9899 CTR 75 0.5906 0.2018 0.0742 0.9568 CRW 75 1.1820 0.5313 0.1153 2.6417 WCP 75 -0.2921 4.6360 -35.1331 7.6525

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Từ Bảng 3.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy kết quả thống kê mô tả cho giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến.

Biến phụ thuộc ROS - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các doanh nghiệp ngành thép đạt mức trung bình -0.1441 tƣơng ứng với -14.41%, trong đó doanh nghiệp đạt lớn nhất là 0.1984 tƣơng ứng với 19.84% và doanh

nghiệp đạt bé nhất là -8.6477 tƣơng ứng với -864.77%. Con số này cho chúng ta thấy tình hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngành thép trong giai đoạn 2014 – 2016 có mức chênh lệch rất lớn, và tình hình kinh doanh chung của toàn ngành trong giai đoạn này là rất khó khăn.

Kỳ thu tiền bình quân có giá trị trung bình 95.6734 ngày với độ lệch chuẩn 320.5531 ngày, biến thiên từ 4.6495 ngày đến 2666.7 ngày. Qua đây ta có thể thấy rằng giá trị trung bình của kỳ thu tiền bình quân đạt 95.6734 ngày nếu so với các ngành khác có thể xem là cao, nhƣng đối với ngành thép thì con số này có thể xem là chấp nhận đƣợc. Bởi đặc trƣng của ngành thƣờng là bán nợ với giá trị cao cho các doanh nghiệp xây dựng, và việc thu nợ cũng thƣờng gắn liền với các giai đoạn quyết toán thầu của các doanh nghiệp xây dựng theo từng giai đoạn của công trình. Bên cạnh đó ta thấy rằng mức độ biến thiên kỳ thu tiền bình quân là rất lớn, từ 4.6495 đến 2666.7 ngày, điều này cho thấy trong 25 doanh nghiệp ngành thép quan sát đƣợc thì khả năng quản trị các khoản phải thu là rất chênh lệch. Có những doanh nghiệp có thể không thu hồi đƣợc những khoản nợ lớn của mình trong thời gian dài, đây có thể xem là rủi ro đặc trƣng về quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp ngành thép khi các doanh nghiệp thép cung cấp hàng hóa của mình cho những nhà thầu không đảm bảo về khả năng tài chính, dẫn đến vốn bị ứ động trong các công trình, dự án bị treo.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình là 83.037 ngày với độ lệch chuẩn 66.757 ngày. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc thù ngành thép phải thƣờng xuyên duy trì mức tồn kho tƣơng đối cao để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong những lúc khan hiếm và nguồn cung nguyên liệu không ổn định. Mức độ biến thiên từ 10.019 ngày đến 320.9222 ngày đối với ngành thép trong gia đoạn ngày đƣợc xem là tốt, nó gắn liền với sự khởi sắc của ngành bất động sản giai đoạn này sau Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của

Chính phủ với gói tín dụng ƣu đãi 30.000 tỷ đồng nhằm góp phần giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, hỗ trợ ngƣời có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị có nhà ở, và đã góp phần giúp thị trƣờng bất động sản phục hồi và tăng trƣởng trở lại. Tuy nhiên, mức độ biến thiên khá rộng, điều này cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp trong ngành là khá chênh lệch.

Kỳ thanh toán bình quân đạt giá trị trung bình 255.0819 ngày với độ lệch chuẩn 389.1307 ngày. Cũng có thể do kỳ thu tiền bình quân cao nên các doanh nghiệp cũng kéo theo xu hƣớng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để bù đắp phần nào nguồn vốn cho quá trình hoạt động, điều này thể hiện việc quản lý vốn lƣu động chƣa hiệu quả của các doanh nghiệp ngành thép nhƣng nó hoàn toàn phù hợp với thực tế kinh doanh. Mức độ biến thiên rất lớn từ 29.4177 ngày đến 3086.016 ngày, có nghĩa sẽ có những doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp đúng hạn, nhƣng cũng có các doanh nghiệp kéo dài thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp nhằm tăng khả năng sinh lời từ việc chiếm dụng vốn hoặc có thể có một số doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc tình hình tài chính của mình dẫn đến dần mất đi khả năng thanh toán.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đạt giá trị trung bình -76.3713 với độ lệch chuẩn 106.5643. Điều này cho ta thấy rằng ngành thép có thời gian tiền vốn nằm trong vốn lƣu động là rất thấp, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cao. Nguyên nhân chính ở đây có thể do đa số các doanh nghiệp thép thực hiện việc quản trị rất tốt khoản phải thu, hàng tồn kho dẫn đến kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho ở mức thấp, bên cạnh đó các doanh nghiệp thép lại thực hiện việc chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp thông qua việc kéo dài thời hạn thanh toán nợ dẫn đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đạt giá trị rất thấp. Mức độ biến thiên từ -391.0874 đến 32.1056, khoảng biến thiên này

không quá lớn chứng tỏ hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều chú trọng đến việc quản trị vốn lƣu động và đề cao việc xoay vòng dòng tiền để hoạt động. Kết quả này là phù hợp với đặc điểm của ngành là phải duy trì mức sản xuất liên tục, vì chi phí cho việc ngừng sản xuất là rất tốn kém.

Tỷ số nợ có giá trị trung bình là 0.5564 tƣơng ứng với 55.64%. có nghĩa là trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp có 55.64% là vốn vay, còn lại 44.36% là vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này là khá phù hợp, vì theo Gibson thì mức thông thƣờng là 60/40.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có giá trị trung bình là 0.5906 với mức độ biến thiến từ 0.0742 đến 0.9568. Chỉ số này cho ta biết rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 59.06% trên tổng số tài sản của các doanh nghiệp ngành thép. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành thép và nó còn thể hiện tầm quan trọng của việc quản trị vốn lƣu động cho các doanh nghiệp ngành thép bởi lẽ vốn lƣu động là một phần không thể thiếu của tài sản ngắn hạn. Mức độ biến thiên giao động từ 7.42% đến 95.68% cho thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản giữa các doanh nghiệp trong ngành có sự chênh lệch rất lớn. Điều này là do sự khác biệt giữa các doanh nghiệp hoạt độnh trong ngành, có doanh nghiệp chỉ chuyên đầu tƣ sản xuất, có doanh nghiệp chỉ chuyên về kinh doanh thƣơng mại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có giá trị trung bình 1.182 và có giá trị biến thiên từ 0.1153 đến 2.6417. Kết quả này cho ta thấy rằng đa số các doanh nghiệp ngành thép có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết cấu của tỷ số nợ đã cho thấy ở kết quả trên. Tuy nhiên, cũng tồn tại những doanh nghiệp có giá trị này bé hơn 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của những doanh nghiệp này cũng khá mong manh và có nguy cơ tài sản ngắn hạn sẽ không còn đủ để bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số sức sinh lợi của vốn lƣu động có giá trị trung bình trong ngành là - 0.2921 và có độ biến thiên từ -35.1331 đến 7.652. Kết quả này cho ta thấy rằng đa phần các doanh nghiệp ngành thép sử dụng nguồn vốn lƣu động không hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Kết quả này cũng góp phần tác động làm cho khả năng sinh lời trung bình ngành thép đạt -0.1441 nhƣ đã trình ở kết quả (ROS) ở trên.

3.2.2. P ân tí t n qu n Pe rson ữa các biến

Bảng 3.2: Bảng tương quan giữa các biến trong mô hình

ROS ACP ICP APP CCC DR CTR CRW WCP ROS 1 ACP -0.8972 1 ICP 0.0103 0.0905 1 APP -0.8906 0.9370 0.3349 1 CCC 0.3193 -0.3567 -0.3241 -0.6233 1 DR 0.1390 -0.1591 -0.3643 -0.2255 0.1169 1 CTR 0.2530 -0.2159 0.0141 -0.3524 0.6462 0.1562 1 CRW 0.2930 -0.2618 0.0042 -0.3486 0.4879 0.2675 0.5902 1 WCP -0.0351 0.0299 0.0244 0.0230 0.0213 -0.1707 0.0416 0.0448 1

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bảng 3.2 cho thấy ma trận phân tích hệ số tƣơng quan Pearson. Phân tích này giúp xác định các mối quan hệ tồn tại giữa các biến độc lập hoặc giải thích có trong mô hình. (Phụ lục 6)

Quan hệ tƣơng quan thuận chiều với biến phụ thuộc (ROS) bao gồm các biến giải thích: Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), tỷ số nợ (DR), tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR) và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CRW).

Quan hệ tƣơng quan ngƣợc chiều với biến phụ thuộc (ROE) bao gồm các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)