MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ các giả thuyết đã đƣa ra, tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài nhƣ sau:

Mô hình nghiên cứu tổng quát:

KNSL = f (VLĐ, KSK) Trong đó:

KNSL : Biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp VLĐ : Các biến thuộc thành phần vốn lƣu động

Mô hình nghiên cứu cụ thể:

Từ các giả thuyết nghiên cứu trên, mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc xây dựng với phƣơng trình nhƣ sau:

Trong đó:

- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp đƣợc tác giả đo bằng chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) . Đây là một chỉ tiêu tốt dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng nhƣ khả năng sinh lời của các công ty cổ phần niêm yết và chỉ tiêu này cũng phù hợp với đặc trƣng của ngành thép, đó là ngành có doanh thu bán hàng hằng năm luôn ở mức rất cao và sự biến động của doanh thu cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động mang tính vi mô của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho ta biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời càng tốt.

- Nhóm biến vốn lƣu động đƣợc đo bởi các chỉ tiêu: Kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), kỳ thanh toán bình quân (APP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Các biến này hầu hết đều đƣợc sử dụng trong tất cả các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, ch ng hạn nhƣ tại các nghiên cứu của Deloof [2003], Padachi [2006], Gul và cộng sự [2013], Vƣơng Đức Hoàng Quân và Dƣơng Diễm Kiều [2015]…

- Nhóm biến kiểm soát khác đƣợc đo bằng các chỉ tiêu: tỷ số nợ (DR), tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR), hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CRW) và hệ số sức sinh lợi của vốn lƣu động (WCP). Tỷ số nợ (DR) đƣợc sử dụng bởi các nhà nghiên cứu nhƣ Rehaman và Nasr [2007], Mohamad và Saad [2010], Gul và cộng sự [2013], Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên [2014]... Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR) đƣợc sử dụng trong nghiên

ROSit = β0 + β1 (ACPit) + β2 (ICPit) + β3 (APPit) + β4 (CCCit) + β5 (DRit) + β6 (CTRit) + β7 (CRWit) + β8 (WCPit) (1)

cứu của Azam và Haizer [2011], Gul và cộng sự [2013], Vƣơng Đức Hoàng Quân và Dƣơng Diễm Kiều [2015]. Ngoài ra tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn (CRW) và hệ số sức sinh lợi của vốn lƣu động (WCP) là những chỉ tiêu mới đƣợc tác giả đƣa vào mô hình nghiên cứu, mà theo tác giả tìm hiểu thì những chỉ tiêu này chƣa đƣợc tác giả nào khác sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc. Theo tác giả đây là những chỉ tiêu tốt để nghiên cứu về vấn đề quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bởi cách đo lƣờng các chỉ tiêu (CRW) và (WCP) có mối liên hệ trực tiếp đến nguồn vốn lƣu động của các doanh nghiệp.

Sơ đồ mô hình hồi quy (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)