So sánh các lý thuyết nhân cách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 26 - 27)

6. Tổng quan tài liệu

1.1. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH, CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ

1.1.3. So sánh các lý thuyết nhân cách

Trong các lý thuyết đã được đưa ra thì có thể thấy nổi bật lên 5 khác biệt quan trọng nhất trong các giả định về nhân cách và những phương pháp tiếp cận do mỗi giả định đưa ra:

-Tính di truyền đấu với môi trường: Khác biệt này cũng được xem như

thiên nhiên đấu với dưỡng dục. Cái gì quan trọng hơn: Các yếu tố gien và sinh học hoặc các ảnh hưởng của môi trường? Thuyết Frued phụ thuộc nhiều vào tính di truyền, thuyết nét đặc điểm của đề cao tính di truyền; các thuyết nhân văn, học tập, nhận thức nhấn mạnh đến môi trường hoặc đến tương tác với môi trường được xem là các nguồn phát huy và khác biệt nhân cách.

-Các quá trình học tập đấu tranh với các luật bẩm sinh của ứng xử: Nên

chăng phải nhấn mạnh đến tính có thể thay đổi hoặc đến cái nhìn là sự phát triển nhân cách diễn tiến theo một biểu thời gian nội tại? Thuyết của Freud thiên về cái nhìn yếu tố quyết định bên trong, còn các nhà theo thuyết nhân văn thì tin rằng con người thay đổi được xem là kết quả các trải nghiệm của mình. Các

thuyết luyện tập, nhận thức,… rõ ràng hậu thuẫn cho ý tưởng nói rằng ứng xử và nhân cách thay đổi được xem là kết quả các trải nghiệm do luyện tập mà có.

-Nhấn mạnh vào quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai: Thuyết nét nhân cách

nhấn mạnh những nguyên nhân đã qua, dù bẩm sinh hoặc không phải bẩm sinh. Freud nhấn mạnh những sự kiện đã qua ở thời thơ ấu. Thuyết học tập tập trung vào những củng cố đã qua và những bất ngờ hiện tại. Thuyết nhân văn nhấn mạnh những mục tiêu tương lai. Thuyết nhận thức nhấn mạnh đến quá khứ và hiện tại và cũng nhấn mạnh đến tương lai nếu có bao gồm cả việc xác lập mục tiêu.

-Ý thức đấu với vô thức: Thuyết của Freud nhấn mạnh các quá trình vô

thức, các thuyết nhân văn, học tập và nhận thức nhấn mạnh các quá trình ý thức. Thuyết nét nhân cách ít quan tâm đến ý thức hoặc vô thức.

-Tố chất bên trong đấu với tình huống bên ngoài: Thuyết học tập nói

chung nhấn mạnh các yếu tố tình huống. Ngược lại, các thuyết nhân văn, nhận thức, học tập thông qua môi trường xã hội, hướng về một tương tác giữa các thay đổi của cá nhân với tình huống. Đôi khi ta tự hỏi tại sao các lý thuyết gia về nhân cách lại không thể “đồng ý” với nhau về một cách tiếp cận duy nhất? Phải chăng có một thực tế khiến các nhà tâm lý có nhiều mối quan tâm và nhiều và cách diễn giả khác nhau? Câu trả lời là không. Mỗi typ lý thuyết có những đóng góp khác nhau cho sự hiểu biết của chúng ta về nhân cách của con người. Đúng ra, sức mạnh của các lý thuyết xuất phát từ tính đa dạng của chúng, vì mỗi thuyết nhấn mạnh đến các ý tưởng khác nhau. Các thuyết cùng cho ta một cách lý giải phong phú và vô cùng hữu ích về nhân cách của con người.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)