Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 112 - 116)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.6.Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.6.Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

a. Phân tích kết quả

-Đối với mô hình có biến FRIEND là biến phụ thuộc: Trước khi thực hiện các kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cho thấy rằng trong các biến nhân cách chỉ có biến hướng ngoại là có ý nghĩa thống kê. Các kiểm định về các giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, tính độc lập của sai số đều không vi phạm. Tuy nhiên, biến này lại vi phạm giả thuyết phương sai phần số dư không đổi do vậy mô hình này không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, các biến nhân cách không có sự tác động ý nghĩa đối với số lượng bạn bè FRIEND trên Facebook

-Đối với mô hình có biến GROUP là biến phụ thuộc: Trước khi thực hiện các kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cho thấy rằng trong các biến nhân cách có biến cởi mở và hướng ngoại là có ý nghĩa thống kê. Các kiểm định về các giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, tính độc lập của sai số đều không vi phạm. Tuy nhiên, biến hướng ngoại lại vi phạm giả thuyết phương sai

phần số dư không đổi do vậy biến này không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, trong mô hình này chỉ có biến cởi mở là có ý nghĩa thống kê. Đặc điểm nhân cách cởi mở có hệ số beta B = -0.470. Dấu của hệ số mang dấu âm thể hiện quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sinh viên có đặc điểm cởi mở cao hơn 1 điểm thì thì trung bình số nhóm mà họ tham gia trên Facebook sẽ giảm xuống 0.470 điểm.Như vậy có thể nói rằng, sinh viên trường đại học Quảng Nam có đặc điểm cởi mở càng cao thì ít tham gia vào các nhóm trên Facebook hơn.

-Đối với mô hình có biến FREQ là biến phụ thuộc: Trước khi thực hiện các kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cho thấy rằng trong các biến nhân cách có biến hướng ngoại và có ý chí phấn đấu là có ý nghĩa thống kê. Các kiểm định về các giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, tính độc lập của sai số đều không vi phạm. Tuy nhiên, biến có ý chí phấn đấu lại vi phạm giả thuyết phương sai phần số dư không đổi do vậy biến này không có ư nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, trong mô h́nh này chỉ có biến hướng ngoại là có ý nghĩa thống kê. Đặc điểm nhân cách hướng ngoại có hệ số beta B = -0.144. Dấu của hệ số mang dấu âm thể hiện quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sinh viên có đặc điểm hướng ngoại cao hơn 1 điểm thì trung bình tần suất sử dụng mạng xã hội Facebook giảm 0.144 điểm.Như vậy có thể nói rằng sinh viên đại học Quảng Nam có nhân cách hướng ngoại càng cao thì tần suất sử dụng mạng xã hội càng thấp. Điều này cũng có thể do các sinh viên này ưa thích dành thời gian nhiều vào việc tham gia các hoạt động offline hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Moore và cộng sự (2012).

-Đối với mô hình có biến TIMESPENT là biến phụ thuộc: Trước khi thực hiện các kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cho thấy rằng trong các biến nhân cách có biến hướng ngoại và có ý chí phấn đấu là có ý nghĩa thống

kê. Các kiểm định về các giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, tính độc lập của sai số đều không vi phạm. Tuy nhiên, biến có ý chí phấn đấu lại vi phạm giả thuyết phương sai phần số dư không đổi do vậy biến này không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, trong mô hình này chỉ có biến hướng ngoại là có ý nghĩa thống kê. Đặc điểm nhân cách hướng ngoại có hệ số beta B = -0.133. Dấu của hệ số mang dấu âm thể hiện quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sinh viên có đặc điểm hướng ngoại cao hơn 1 điểm thì trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook giảm 0.133 điểm. Như vậy có thể nói rằng sinh viên đại học Quảng Nam có nhân cách hướng ngoại càng cao thì thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook càng thấp.

-Đối với mô hình có biến FBINFO là biến phụ thuộc: Trước khi thực hiện các kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cho thấy rằng trong các biến nhân cách có biến hướng ngoại và nhiễu tâm là có ý nghĩa thống kê. Các kiểm định về các giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, tính độc lập của sai số đều không vi phạm. Tuy nhiên, cả 2 biến này lại vi phạm giả thuyết phương sai phần số dư không đổi do vậy mô hình này không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, các biến nhân cách không có sự tác động ý nghĩa đối với việc cập nhật thông tin trên Facebook.

b. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Có 5 giả thuyết cần được kiểm định là H1 đến H5. Qua phân tích, kết quả phân tích cho thấy với mức ý nghĩa 1% và 5% thì chỉ có giả thuyết H3 được chấp nhận một phần, còn các giả thuyết còn lại bị bác bỏ. Ngoài ra, cũng có kết luận mới về tác động của nhân cách cởi mở đối với việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Cụ thể:

-Giả thuyết H1 đưa ra rằng: Nhân cách cởi mở sẽ tác động thuận chiều

nghiên cứu, không tìm thấy bất cứ quan hệ ý nghĩa nào giữa nhân cách cởi mở với tần suất sử dụng hay mục đích đích sử dụng để cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nhân cách này cho thấy có tác động ý nghĩa đến việc tham gia vào các nhóm trên Facebook. Cụ thể, mối quan hệ ở đây là quan hệ ngược chiều.

-Giả thuyết H3 đưa ra rằng: Nhân cách hướng ngoại sẽ tác động ngược

chiều với tần suất sử dụng và tác động thuận chiều tới số lượng nhóm tham gia, số lượng bạn bè, và mục đích sử dụng để cập nhật thông tin. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy nhân cách hướng ngoại tác động ngược chiều với tần suất sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhân cách này cũng có tác động ngược chiều đến thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook. Không tìm thấy bất cứ quan hệ ý nghĩa nào giữa nhân cách hướng ngoại này và số lượng nhóm tham gia, số lượng bạn bè hay mục đích sử dụng để cập nhật thông tin. Như vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận một phần. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Moore và cộng sự (2012).

Kết quả phân tích cho thấy những giả thuyết đặt ra đối với nhân cách có ý chí phấn đấu, nhân cách dễ chấp nhận và nhân cách nhiễu tâm đều bị bác bỏ. Hay các giả thuyết H2, H4, H5 cũng đều bị bác bỏ trong luận văn này.

Bảng 3.29. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Phát biểu Kết quả

H1 Nhân cách cởi mở sẽ tác động thuận chiều với tần suất

sử dụng và mục đích sử dụng để cập nhật thông tin. Bác bỏ

H2

Nhân cách có ý chí phấn đấu sẽ tác động ngược chiều thời gian sử dụng, mục đích cập nhật thông tin và tác động thuận chiều với số lượng bạn bè.

H3

Nhân cách hướng ngoại sẽ tác động ngược chiều với tần suất sử dụng và tác động thuận chiều tới số lượng nhóm tham gia, số lượng bạn bè, và mục đích sử dụng để cập nhật thông tin.

Chấp nhận một phần

H4 Nhân cách dễ chấp nhận sẽ có tác động thuận chiều đối

với số lượng bạn bè. Bác bỏ

H5

Nhân cách nhiễu tâm sẽ tác động ngược chiều với tần suất sử dụng, tác thuận chiều đến thời gian sử dụng, mục đích sử dụng để cập nhật thông tin.

Bác bỏ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 112 - 116)