Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 78 - 88)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA

a. Các biến độc lập

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett: Kiểm định Bartlett’s dùng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể còn KMO dùng để kiểm tra xem với kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Trị số KMO trong trường hợp này khá lớn đạt và mức ý nghĩa quan sát (Sig.) của kiểm định Bartlett’s là 0.000 nhỏ hơn 1/1000 cho thấy các biến này có độ kết dính với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

Bảng 3.6. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Giá trị Kết quả Đánh giá

Hệ số KMO .841 Chấp nhận

Mức ý nghĩa quan sát .000 Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS)

Tiếp theo, thực hiện phương pháp trích trong phân tích nhân tố - Phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy có nhân tố có Eigenevalue lớn hơn 1 và giải thích được % biến thiên của dữ liệu.

Phương pháp xoay được chọn ở đây là Varimax procedure, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy có thể tăng cường khả năng giải thích của nhân tố.

Thực hiện EFA, kết quả phân tích cho thấy KMO = 0.841 (> 0.5), Sig = 0.000 (< 0.05), trích được 5 nhân tố có tổng phương sai trích là 58.86% lớn hơn 50%, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, giá trị MSA tên đường chéo của Anti-image Correlation trong ma trận Anti-image đều lớn hơn 0.5 nên khẳng định dữ liệu là thích hợp để phân tích nhân tố.

Bảng 3.7. Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay

Biến quan sát Các nhân tố trích 1 2 3 4 5 O7 .924 O1 .910 O2 .896 O5 .854 O8 .851 O4 .796 E3 .696 O6 .642 O3 .618 E6 .927 E7 .922

Biến quan sát Các nhân tố trích 1 2 3 4 5 E2 .900 E5 .835 E1 .828 E4 .688 E8 .585 C1 .532 N6 .862 N2 .802 N8 .777 N3 .753 N5 .668 N4 .603 N7 .601 N1 .594

Biến quan sát Các nhân tố trích 1 2 3 4 5 C5 .851 C4 .763 C6 .736 C3 .729 C7 .725 C8 .564 C2 .555 A7 .787 A5 .760 A8 .714 A4 .697 A3 .685 A6 .670

Trong ma trận nhân tố sau khi xoay, sự tập trung của các biến quan sát theo từng nhân tố đã hiện rõ ràng, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 thể hiện độ kết dính cao. Phân tích nhân tố EFA đã mang lại 5 nhân tố cơ bản của biến độc lập, giải thích được 58.86% của biến động. Bảng trên báo cáo kết quả của phân tích nhân tố dưới hình thức tên, hệ số tải của từng nhân tố, biến động được giải thích của từng nhân tố, và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Các nhân tố được xác định trong bảng trên có thể được mô tả như sau:

Cởi mở: Không có thay đổi nhiều, chỉ loại 2 câu hỏi: O9 (Không thích

nghệ thuật) và O10 (Tinh tế trong thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc và văn học). Có thêm một câu hỏi mới E3 (Hoạt bát) dùng để đo đặc điểm hướng ngoại. Tuy nhiên, tên đặc điểm của nhân cách này không cần phải thay đổi vì nó vẫn thể hiện được đặc trưng của thang đo Cởi mở.

Có ý chí phấn đấu: Giữ lại 7 câu hỏi: C2 (Đôi lúc bất cẩn), C3 (Người

làm việc tin cậy), C4 (Không thích khuôn khổ), C5 (Thường uể oải), C6 (Cố gắng đến cùng để đạt được mục đích công việc), C7 (Làm mọi thứ hiệu quả nhất), C8 (Lập kế hoạch và tuân thủ đúng kế hoạch). Do vậy, tên của xu hướng này cũng không cần thay đổi.

Hướng ngoại: Chỉ giữ lại 7 câu hỏi: E1 (Hay nói), E2 (Kín đáo, dè dặt),

E4 (Rất nhiệt tình), E5 (Có khuynh hướng im lặng lắng nghe), E6 (Có tính chuẩn xác, quyết đoán), E7 (Rụt tè, nhút nhát) và E8 (Hòa đồng, thân thiện). Do vậy, tên của xu hướng nhân cách này cũng không cần thay đổi.

Tán thành: Chỉ loại 3 câu hỏi: A1 (Hay bắt bẻ người khác), A2 (Hay giúp

đỡ, chia sẻ với mọi người) và A9 (Thích hợp tác với người khác). Do vậy, tên của nhân cách này cũng không cần thay đổi.

Nhiễu tâm: không loại câu hỏi. Do vậy tên nhân cách này vẫn giữ nguyên

Kết quả các xu hướng của biến độc lập có ký hiệu như bảng sau. Các câu hỏi có chữ “R” phía sau là câu hỏi phải chuyển đổi (reverse) khi xử lý dữ liệu

(quy điểm đổi ngược) khi phân tích. Ví dụ: nếu câu 35 trong thang đo BFI người trả lời đánh số 1 thì đổi thành 5; 2 đổi thành 4; 3 giữ nguyên; 4 đổi thành 2; và 5 đổi thành 1).

Bảng 3.8. Biến mới sau khi phân tích nhân tố

Tên biến

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Cởi mở (Openness - O) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O1 5 Thường có những ý tưởng mới O2 10 Hiếu kì với những điều mới lạ O3 15 Mưu trí và suy nghĩ sâu sắc O4 20 Có trí tưởng tượng phong phú O5 25 Có óc sáng tạo

O6 30 Có óc thẩm mỹ và thích các giá trị nghệ thuật

O7 35R Thích những công việc làm theo quy định và có tính lặp lại O8 40 Thích phân tích những ý tưởng mới

E3 11 Hoạt bát

Có ý chí phấn đấu (Conscientiousness - C)

Tên biến

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Có ý chí phấn đấu (Conscientiousness - C)

C3 13 Người làm việc tin cậy C4 18R Không thích khuôn khổ C5 23R Thường uể oải

C6 28 Cố gắng đến cùng để đạt được mục đích công việc C7 33 Làm mọi thứ hiệu quả nhất

C8 38 Lập kế hoạch và tuân thủ đúng kế hoạch

Hướng ngoại (Extraversion - C)

E1 1 Hay nói

E2 6R Kín đáo, dè dặt E4 16 Rất nhiệt tình

E5 21R Có khuynh hướng im lặng lắng nghe E6 26 Có tính chuẩn xác, quyết đoán

Tên biến

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Hướng ngoại (Extraversion - C)

E8 36 Hòa đồng, thân thiện C1 3 Cẩn thận trong công việc

Dễ chấp nhận (Agreeableness – A)

A3 12R Hay tranh luận với mọi người A4 17 Dễ tha thứ

A5 22 Rất tin cậy

A6 27R Lạnh lùng, xa cách A7 32 Chu đáo, ân cần

A8 37R Hơi cứng nhắc, thô lỗ với người khác

Nhiễu tâm (Neuroticism - C)

N1 4 Thường chán nản, buồn

N2 9R Thoải mái, kiểm soát stress dễ dàng N3 14 Hay lo lắng, căng thẳng

Tên biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Nhiễu tâm (Neuroticism - C)

N4 19 Lo lắng về nhiều thứ

N5 24R Cảm xúc ổn định, ít buồn phiền N6 29 Ít kiềm chế cảm xúc

N7 34R Giữ được thái độ bình tĩnh trong những hoàn cảnh khó khăn N8 39 Dễ hồi hộp, lo lắng

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát bằng SPSS)

b. Các biến phụ thuộc

Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá với thang đo của các biến phụ thuộc kết quả phân tích như sau:

-Đối với biến tần suất sử dụng:

Kết quả cho thấy chỉ rút trích được một nhân tố từ ba quan sát Frequency1, Frequency2, Frequency3 với hệ số KMO = 0.707 với mức ý nghĩa quan sát 1% (sig.= 0.000) và tổng phương sai trích là 71.243%. Như vậy, thang đo tần suất sử dụng vẫn được giữ nguyên như cũ, thang đo này có độ tin cậy tương đối cao vì Cronbach’s Alpha = 0.798.

- Đối với biến cập nhật thông tin:

Kết quả cho thấy chỉ rút trích được một nhân tố từ ba quan sát FBinfo1, FBinfo2, FBinfo3 với hệ số KMO = 0.647 với mức ý nghĩa quan sát 1% (sig.= 0.000) và tổng phương sai trích là 57.805%. Như vậy, thang đo cập nhật thông

tin vẫn được giữ nguyên như cũ, thang đo này có độ tin cậy tương đối cao vì Cronbach’s Alpha = 0.634.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 78 - 88)