Các phƣơng thức thực hiện sáp nhập và mua lại ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 28)

a. Thương lượng tự nguyện

Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thƣơng vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng. Khi cả hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thƣơng vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán đƣợc tiềm năng phát triển vƣợt trội của ngân hàng sau sáp nhập, ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thƣơng thảo hợp đồng sáp nhập. Có những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập. Đồng thời các ngân hàng trung bình c ng tìm kiếm cơ hội sáp nhập lại với nhau để tạo thành ngân hàng lớn hơn mạnh hơn đủ sức vƣợt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn.

b. Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Việc mua lại bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, ngân hàng có ý định mua lại tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán hoặc nhận chuyển nhƣợng của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, các cổ đông nhỏ lẻ. Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu đủ khối

lƣợng cần thiết để triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thƣờng thì ngân hàng thu mua yêu cầu họp và đề nghị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông. Cách thức này đòi hỏi thời gian dài, hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ có thể tăng vọt trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, nếu cách thức này đƣợc di n ra dần dần và trôi chảy, ngân hàng mua lại có thể đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách êm thấm mà không gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đó chỉ phải trả một mức giá thấp hơn cách thức chào thầu rất nhiều.

c. Chào thầu

Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tƣ có ý định mua lại toàn bộ ngân hàng mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá thị trƣờng rất nhiều. Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu c ng nhƣ quản lý ngân hàng mình.

Hình thức chào thầu thƣơng áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng mục tiêu thƣờng là ngân hàng yếu hơn. Tuy vậy, vẫn có một số trƣờng hợp một ngân hàng nhỏ “nuốt” đƣợc một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động đƣợc nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện đƣợc vụ thôn tính. Các ngân hàng mua lại theo hình thức này thƣờng huy động nguồn tiền b ng cách:

- Sử dụng thặng dƣ vốn;

- Huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức b ng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi;

- Vay từ các TCTD.

Điểm đáng chú ý trong thƣơng vụ chào thầu là ban quản trị ngân hàng mục tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thu mua và cổ đông của ngân hàng mục tiêu, trong khi ban quản trị

(thƣờng chỉ là ngƣời đại diện do đó trực tiếp không nắm đủ số lƣợng cổ phiếu chi phối) bị gạt ra bên ngoài. Thông thƣờng ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thƣơng hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể đƣợc giữ lại mà không nhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào ngân hàng mua lại. Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị ngân hàng mục tiêu có thể “chiến đấu” lại b ng cách tìm kiếm sự trợ giúp/ bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đƣa ra mức giá chào mua cổ phần cao hơn nữa cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng.

d. Mua tài sản

Phƣơng thức này c ng gần tƣơng tự nhƣ phƣơng thức chào thầu. Ngân hàng thu mua có thể đơn phƣơng hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của ngân hàng đó (họ thƣờng tham khảo giá của công ty tƣ vấn định giá tài sản độc lập chuyên nghiệp thực hiện). Sau đó các bên sẽ thƣơng thảo để đƣa ra các mức giá phù hợp (có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà công ty tƣ vấn định giá tài sản chuyên nghiệp). Phƣơng thức thanh toán có thể b ng tiền mặt hoặc nợ. Trong một vụ sáp nhập thông thƣờng, cổ đông của ngân hàng mục tiêu sẽ nhận đƣợc cổ phiếu hoặc tiền mặt. Còn trong một vụ mua tài sản, họ sẽ nhận tiền mặt hoặc chứng khoán của ngân hàng mua. Với những thƣơng vụ đó, các khoản nợ sẽ vẫn còn nguyên với ngân hàng mục tiêu. Và nếu ngân hàng mua không đủ tiền mặt để trả, họ thƣờng không muốn trả cổ phiếu thƣờng cho ngân hàng mục tiêu. Thay vào đó, họ sẽ trả b ng chứng khoán nợ hay những cổ phiếu ƣu đãi không có quyền biểu quyết.

Điểm hạn chế của phƣơng thức này là các tài sản vô hình nhƣ thƣơng hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức rất khó đƣợc định giá và đƣợc các bên thống nhất.

e. Lôi kéo cổ đông bất mãn

tính mang tính thù địch. Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân hàng mình. Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trƣớc tiên, thông qua thị trƣờng, họ sẽ mua một số lƣợng cổ phần tƣơng đối lớn (nhƣng chƣa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trƣờng để trở thành cổ đông của ngân hàng mục tiêu. Sau khi nhận đƣợc sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lƣợng cổ phần chi phối để loại bỏ ban quản trị c và bầu đại diện ngân hàng thu mua vào hội đồng quản trị mới. Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngay từ trong điều lệ ngân hàng. Bởi vì mục đích cuối cùng của ngân hàng thu mua và cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 28)