Những nhân tố ảnh hƣởng hoạt động sáp nhập và mua lại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 31)

a. Nhân tố chủ quan

Thị trƣờng tài chính tiền tệ là một môi trƣờng kinh doanh có thể tạo ra nhiều lợi nhuận song c ng mang tính cạnh tranh cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh bùng nổ hoạt động của các ngân hàng, nội lực thực sự của nhiều ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động và vào thời điểm hiện tại thị trƣờng tài chính tiền tệ còn nhiều thử thách mà tự thân các ngân hàng khó vƣợt qua nổi. Do đó các ngân hàng tự tìm đến giải pháp M&A là một tất yếu khách quan giúp các ngân hàng nhỏ đứng vững. Hơn nữa khi ngân hàng có ý muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì M&A chính là giải pháp hàng đầu bởi nó hiệu quả cao, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí trong khi tận dụng đƣợc lợi thế cạnh tranh của các bên.

b. Nhân tố khách quan

- Thể chế - Luật pháp

hàng nói riêng đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hƣởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động M&A. Một nền chính trị ổn định, không xảy ra các yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tƣ. Các chính sách, quy định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A nhƣ luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ hay luật cạnh tranh… nếu đƣợc xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển.

- Kinh tế

Không chỉ riêng ngành ngân hàng – tài chính mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đƣa ra quyết định đầu tƣ. Là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khỏe của nền kinh tế. Nên khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô c ng sẽ ảnh hƣởng lớn đến ngành tài chính – ngân hàng nói chung và hoạt động M&A ngân hàng nói riêng. Bất cứ nền kinh tế nào c ng có chu kỳ. Trong mỗi giai đoạn nhất định các nhà đầu tƣ sẽ có những quyết định về hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phù hợp riêng cho mình. Trong khủng hoảng, các thƣơng vụ dƣờng nhƣ trầm lắng hơn khi nền kinh tế phục hồi là lúc “thiên thời địa lợi” cho hoạt động M&A trỗi dậy. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế nhƣ mức lãi suất, lạm phát, tỷ giá hay các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Luật tiền lƣơng cơ bản, chiến lƣợc phát triển kinh tế, các chính sách ƣu đãi… hoặc các chỉ số nhƣ tốc độ tăng trƣởng, mức độ gia tăng GDP, tỷ suất GDP/vôn đầu tƣ…Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động M&A song lại là những yếu tố quan trọng nh m ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh ổn định thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phát triển.

- Văn hóa – xã hội

đặc trƣng và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng ở khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển chính vì thế các yếu tố văn hóa thƣờng đƣợc bảo vệ. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hóa sâu và rộng là những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý tiêu dùng và tạo ra tham vọng phát triển cho tất cả các ngành. Trong hoạt động M&A trong ngân hàng khi nắm rõ yếu tố văn hóa xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ngân hàng thâu tóm trƣớc, trong và sau khi thƣơng vụ hoàn thành. Trƣớc khi thực hiện, các ngân hàng sẽ phải phân tích tìm hiểu kỹ lƣỡng thói quen sử dụng dịch vụ tài chính, khả năng tiếp nhận các dịch vụ mới hay niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng mục tiêu từ đó đƣa ra quyết định có nên thực hiện thƣơng vụ hay không? Trong quá trình thực hiện giao dịch đàm phán với ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu, nắm rõ yếu tố văn hóa, tránh mọi hiểu nhầm trong giao tiếp, ứng xử là một bƣớc tiến dài để đi đến một thƣơng vụ đàm phán thành công. Khi thƣơng vụ M&A đã hoàn thành thì văn hóa lại có vai trò quan trọng quyết định tƣơng lai của ngân hàng mới đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng mới đƣa ra chiến lƣợc hòa hợp hai nền văn hóa doanh nghiệp nh m tạo ra một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho ngân hàng mới tồn tại và phát triển.

- Công nghệ

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ v bão hiện nay, vấn đề công nghệ hiện đại trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh nói chung và nói riêng với các ngân hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp ngành ngân hàng đổi mới đƣợc cơ cấu

quản lý tổ chức, phát triển đƣợc các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích nhƣ ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking, Internet banking… đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho ngƣời gửi tiền. Dự đoán trong những năm tới làn sóng công nghệ vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa điều này rất có lợi cho hoạt động sáp nhập thâu tóm ngân hàng bởi lẽ sau khi sáp nhập, ngân hàng mới sẽ phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu hai hệ thống không ăn khớp gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lƣới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý c ng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn từ phía ngân hàng để nâng cấp, đổi mới hệ thống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 31)