Sơ lƣợc về ngành thực phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)

6. Tổng quan tài liệu

2.1.1. Sơ lƣợc về ngành thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam ngày càng tăng cả về khối lƣợng và giá trị. Mặt hàng thực phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều, rau quả, hạt tiêu, chè... hàng năm đã đóng góp hàng tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc xây dựng định hƣớng chiến lƣợc xuất khẩu, Việt Nam hiện đã trở thành cƣờng quốc xuất khẩu thực phẩm của thế giới, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều và hồ tiêu, đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè.

thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Nằm trong số các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng thực phẩm có thị trƣờng xuất khẩu tƣơng đối đa dạng. Những thị trƣờng chính của mặt hàng này bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… Mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang dần chiếm đƣợc vị thế trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ các hàng rào thuế quan, các rào cản kỹ thuật thƣơng mại và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nƣớc nhập khẩu (thực phẩm xuất khẩu là ngành chịu nhiều rào cản thƣơng mại), trong khi, cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong sản xuất chế biến thực phẩm còn nhiều hạn chế, do đó để ngành thực phẩm Việt Nam thực sự trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, Việt Nam cần phải cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa về chính sách đồng thời đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chất lƣợng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh những lợi thế nhƣ nguyên liệu rẻ, chi phí lao động thấp, mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhƣ: Hàm lƣợng chế biến chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng của các thị trƣờng khó tính, nhà xƣởng chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của khách hàng… Đặc biệt, khi xuất sang các thị trƣờng lớn và tiềm năng, mặt hàng thực phẩm của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rào cản thƣơng mại, cả rào cản thuế quan và phi thuế quan. Cùng với quá trình tự do hóa thƣơng mại, trong khuôn khổ GATT, hàng rào thuế quan ngày càng giảm mạnh và đƣợc dỡ bỏ, nhƣng các rào cản phi thuế quan ngày càng đƣợc tăng cƣờng sử dụng trong thƣơng mại quốc tế. Hàng rào phi thuế quan gây ra nhiều tổn thất kinh tế và phúc lợi hơn là hàng rào thuế quan. Chính các rào cản trong thƣơng mại quốc tế này có thể gây nhiều khó khăn cho thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, ngăn cản việc tiếp cận các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng. Hiện tại ngành thực phẩm ở nƣớc ta có một điểm yếu rất lớn đó là hoạt đồng riêng lẻ, cần phải có sự kết nối chặt chẽ giữa nhiều

doanh nghiệp hộ lao động với nhau, sử dụng chung một phƣơng pháp trồng trọt chế biến để sản phẩm đầu ra có chất lƣợng đồng đều nhƣ nhau. Có nhƣ thế mới tạo đƣợc thế mạnh giúp thƣơng hiệu trụ vững khi hội nhập với thị trƣờng quốc tế.

Ngành thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay. Theo dự báo của Bộ Công Thƣơng, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ƣớc đạt khoảng 29,5 tỉ USD. Mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời vào năm này ƣớc đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tƣơng đƣơng 316 USD/năm).

Dƣới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm - đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau ngành viễn thông.

Cụ thể, chỉ số ROE của ngành này đạt 0.37, có nghĩa là cứ 10 đồng vốn bỏ ra, ngành thực phẩm - đồ uống thu đƣợc 3,7 đồng lời. Mức sinh lời này cao hơn cả ngành dệt may - da giày, dƣợc và thiết bị y tế, khoáng sản hay tài chính - ngân hàng.

Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD.

Nguồn: Vietnam Report

Biểu đồ 2.1. Ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong BXH V1000 năm 2013.

Các doanh nghiệp ngành thực phẩm Việt Nam đang đƣợc các nhà đầu tƣ ngoại khá quan tâm. Theo thống kê của Vietstock, trên sàn niêm yết, hiện có 8 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thực phẩm đồ uống thuốc lá có ―bóng dáng‖ của cổ đông lớn nƣớc ngoài là BBC, DBC, KDC, MPC, MSN, SCD, VHC và VNM. Đặc biệt, tại DBC, MSN và VNM đều có 2 cổ đông ngoại với tỷ lệ sở hữu trên 5%. Trong đó, đa phần đều là các quỹ đầu tƣ, còn lại là doanh nghiệp sản xuất và công ty chứng khoán nƣớc ngoài.

Từ danh mục trên có thể thấy, dòng vốn ngoại đang lựa chọn rót vốn vào những ―ông lớn‖ đầu ngành thực phẩm với các chỉ số tài chính cũng nhƣ thanh khoản khá tốt. Có thể thấy, dù vẫn tồn tại một số hạn chế khi khối ngoại thâu tóm nhƣng xét toàn cục sự xuất hiện của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mang lại nhiều tích cực cho doanh nghiệp niêm yết. Đó là cải thiện thanh khoản, tăng vốn, tạo thêm cơ hội, hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, điều hành, cộng hƣởng thƣơng hiệu...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)