6. Tổng quan tài liệu
1.3.2. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lờ
trong các nghiên cứu trƣớc đây
a. Các nghiên cứu với kết quả mối quan hệ âm giữa quản trị vốn lưu động và tỷ suất khả năng sinh lời
Trong thời gian này, cũng có một số nghiên cứu khác nhƣ Raheman và Nasr (2007) đã tìm ra bằng chứng cho thấy tỷ suất khả năng sinh lời thì tƣơng quan âm với tính thanh khoản và tƣơng quan dƣơng với quy mô công ty.
Nhóm tác giả này đã khảo sát 94 công ty đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Karachi (KSE), Pakistan trong vong 6 năm (1999-2004). Tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng của các biến quản trị vốn luân chuyển gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tác động lên lợi nhuận hoạt động thuần (NOP) của các doanh nghiệp Pakistan. Biến tỷ lệ nợ, quy mô công ty (đo lƣờng bằng logarit tự nhiên của doanh số) và tỷ lệ tài sản dài hạn đƣợc sử dụng làm biến kiểm soát trong mô hình. Hồi quy đa biến và mối tƣơng quan Pearson đƣợc nhóm tác giả này sử dụng trong phân tích. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tƣơng quan nghịch chiều giữa các biến của quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận công ty. Cụ thể, khi chu kỳ luân chuyển tiền mặt cang dài sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và các nhà quản trị có thể gia tăng giá trị cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức tối ƣu nhất. Kết quả cũng cho thấy có mối tƣơng quan mạnh, nghịch chiều giữa khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lợi và tƣơng quan thuận chiều giữa quy mô và lợi nhuận. Nghĩa là các công ty có quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao.
Cùng kết luận trên, Garcia – Teruel và Martinez – Solano (2007) đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm 8872 công ty trong giai đoạn 1996 – 2002. Kết quả thể hiện rằng nhà quản trị có thể gia tăng giá trị cổ phần bằng cách làm giảm kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho theo ngày và vòng quay tiền mặt. Nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) tìm thấy mối tƣơng quan âm giữa tỷ suất khả năng sinh lời và vòng quay hàng tồn kho theo ngày, kỳ thu tiền bình quân, số ngày phải trả bình quân.
b. Các nghiên cứu với kết quả mối quan hệ dương giữa quản trị vốn lưu động và tỷ suất khả năng sinh lời
Khác với kết quả của những nghiên cứu trên, Sharma và Kumar (2011) đã phân tích dữ liệu bằng hồi quy đa nhân tố OLS và tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa vốn lƣu động và tỷ suất khả năng sinh lời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về vốn lƣu động và quản trị vốn lƣu động. Tác giả cũng chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn lƣu động và các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến việc quản trị vốn lƣu động. Đồng thời nêu ra đƣợc mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời trong các nghiên cứu trƣớc.
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và các thành phần của nó với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mặc dù những nghiên cứu này đã đƣợc tiến hành ở các quốc gia khác nhau và môi trƣờng khác nhau nhƣng đều có kết quả thống nhất với nhau.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU