Nâng cao trình độ thâm canh trong trồng trọt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌ T

1.3.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong trồng trọt

Thâm canh trong trồng trọt là đầu tư thêm vốn và lao động trên đơn vị

Thâm canh trồng trọt được đặc trưng bằng một hệ thống các nhân tố và biện pháp, phản ánh sự tổng hợp và những mối liên hệ tác động qua lại của chúng.

Để đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh trồng trọt người ta sử

dụng hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm: chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh, hệ

thống các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp.

a. Ch tiêu các nhân t: Chỉ tiêu khái quát nhằm phản ánh đầu tư tổng hợp trên đơn vị diện tích đặc trưng cho toàn bộ quá trình thâm canh; các chỉ

tiêu bộ phận nhằm phản ánh từng yếu tố chủ yếu nhất của đầu tư, đặc trưng từng mặt của quá trình thâm canh.

- Các chỉ tiêu khái quát bao gồm:

Tổng số vốn sản xuất trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy

đủ nhất tư liệu sản xuất và lao động ứng trước. Ưu việt của vốn sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự tập trung hóa đầy đủ nhất các nhân tố và điều kiện vào quá trình sản xuất. Khuynh hướng chung trong việc thay đổi các nhân tố của vốn sản xuất thông thường là sự tăng lên của vốn lưu động trên đơn vị diện tích

với việc hạ thấp chi phí; Đối với chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất chi phí thực tế và nó có ý

nghĩa trực tiếp để tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích. Thông qua chỉ tiêu này có thể so sánh chính xác hơn kết quả thu được với chi phí đã tiêu hao, từ đó xác định được lượng tuyệt đối của kết quả sản xuất và hiệu quả

kinh tế trong quá trình thực hiện thâm canh. - Các chỉ tiêu bộ phận bao gồm:

+ Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích. Nó biểu hiện dưới hình thức máy móc, công cụ,… có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tăng sản phẩm trên đơn vị diện tích và hạ thấp chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa

trực tiếp đến việc nâng cao vốn trang bị lao động, nâng cao năng suất lao

động và hiệu quả sản xuất.

+ Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích. Là bộ phận cấu thành trong vốn cố định, máy móc có tác động trực tiếp đến việc hạ thấp chi phí lao động trên đơn vị diện tích, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng khối lượng sản phẩm, thông qua việc tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp kỹ thuật nông học trong thời hạn thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây trồng.

+ Số lượng phân hữu cơ và phân hóa học nguyên chất trên đơn vị

diện tích. Số lượng, chất lượng và cơ cấu các loại phân bón có ý nghĩa trực tiếp để nâng cao khả năng sản xuất của ruộng đất và cây trồng, trên cơ sở đó

để tăng sản phẩm trên đơn vị diện tích.

+ Cơ cấu giống tốt trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng giống tốt có năng suất cao là một trong những biện pháp có hiệu quả thâm canh nông nghiệp, không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc, mà còn tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập.

+ Tỷ trọng diện tích được tưới tiêu chủđộng và tưới tiêu khoa học.Việc bảo đảm lượng nước cho cây trồng theo các thời kỳ phát triển có các tác dụng to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt ở nơi thiếu độ ẩm, mưa lũ và hạn hán thường xảy ra.

+ Trình độ phát triển ngành chăn nuôi - phản ánh mối quan hệ và sự

phối hợp giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, nếu thiếu yếu tố này thì không thể phát triển nền nông nghiệp hợp lý. Trình độ chăn nuôi được biểu hiện ở

chỉ tiêu số lượng và chất lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh mật độ của gia súc. Chỉ tiêu chất lượng thông qua việc xác định cơ cấu giống gia súc và số

lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất trên đơn vị diện tích.

+ Thay đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi - phản ánh việc nâng cao trình độ thâm canh là gắn liền với việc tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng

hoặc những đàn gia súc có chất lượng cao để từđó nhận được nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích.

+ Số lượng thức ăn tiêu chuẩn cho một đàn gia súc tiêu chuẩn. Việc cung cấp đầy đủ về số lượng với chất lượng cao của thức ăn cho gia súc có ý nghĩa quyết định để nâng cao năng suất sản phẩm của chúng.

b. H thng chi tiêu kết qu: Nhóm chỉ tiêu này được phân thành: chỉ

tiêu kết quả trực tiếp và chỉ tiêu tổng hợp. - Chỉ tiêu kết quả trực tiếp bao gồm:

+ Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích phản ánh mục tiêu sản xuất và biểu hiện chính xác nhất quá trình thâm canh như là hình thức của tái sản xuất mở rộng được đặc trưng trước hết là sự

thay đổi quy mô sản phẩm sản xuất ra. Trong điều kiện của nước ta, bình quân ruộng đất đầu người thấp, quá trình thâm canh nông nghiệp nhằm đạt giá trị sản xuất cao nhất trên đơn vị diện tích có ý nghĩa rất to lớn, nhất là ở giai

đoạn hiện nay.

+ Năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh trình độ thâm canh nông nghiệp. Chỉ tiêu này còn là cơ sở vững chắc để đánh giá những khả năng tăng lên của sản phẩm trên đơn vị diện tích, nó được sử dụng như là cơ sở để phân tích chính xác hơn và đánh giá sự hợp lý về kết quảđầu tưđã thực hiện và trình độ sử dụng các điều kiện tự nhiên để

phát triển sản xuất.

- Chỉ tiêu kết quả tổng hợp nhằm đánh giá tính chất hợp lý và lợi ích kinh tế của quy mô và cơ cấu đầu tư về tư liệu sản xuất và lao động trong những điều kiện nhất định của sản xuất. Các chỉ tiêu kết quả tổng hợp bao gồm: + Giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đặc trưng cho sự phát triển kinh tế nói chung và của thâm canh nông nghiệp nói riêng. Chỉ tiêu này biểu hiện một cách cụ thể những khả năng

của thâm canh tái sản xuất mở rộng về sức lao động cũng như vốn sản xuất. Sự tăng lên của giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích với nhịp độ lớn hơn so với giá trị sản lượng khi các điều kiện khác không thay đổi thể hiện sử

dụng tốt hơn tư liệu vật chất.

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả kinh tế cuối cùng của sản xuất. Trong hình thức tổng hợp, chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ hơn các mặt quan trọng nhất của quá trình thâm canh tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận biểu hiện đầy đủ nhất những khả năng tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp và tham gia vào tích luỹ xã hội. Tuy nhiên, đối với các trang trại và hộ nông dân, việc tính lợi nhuận là rất khó, bởi lẽ chưa tính được giá trị của lao động của trang trại, hộ nông dân trong đó bao gồm giá trị lao động trực tiếp sản xuất và lao động quản lý của chủ trang trại và chủ hộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)