Cơ chế, chính sách phát triển ngành trồng trọ t

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG

1.4.5. Cơ chế, chính sách phát triển ngành trồng trọ t

Trong điều kiện ngành trồng trọt nước ta còn lạc hậu và tính tự phát của người dân còn khá cao, do đó hay dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá và mất mùa được giá”. Cùng với tất cả những yếu tố trên, vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước là một yếu tố có phần tiên quyết trong sự thành công của ngành trồng trọt. Sự quan tâm của nhà nước ta đến ngành trồng trọt được thể

hiện như sau:

- Chính sách ruộng đất với mục tiêu là quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai, vì trong ngành trồng trọt,

đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Chính sách khuyến nông có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Nhà nước tổ chức hệ

thống khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở, cho phép phát triển các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các đoàn thể để giúp nông dân phát triển sản xuất, phổ biến tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, công nghệ chế biến bảo quản, phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức về

kinh tế và kỹ thuật cho nông dân và tổ chức khuyến khích các phong trào sản xuất và hoạt động cộng đồng ở nông thôn.

- Đối với chính sách tín dụng, mục đích là bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong trồng trọt. Do nhu cầu vay vốn tín dụng của các hộ nông dân để phục vụ cho phát triển trồng trọt là khá cao nên mục tiêu lâu dài của chính sách tín dụng là góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn. Trong những năm gần đây, Chính phủđã có những chính sách hỗ trợ sản xuất vay vốn như:

+ Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. Tham gia vào thị trường vốn tín dụng ở

hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức tín dụng này sẽ tạo ra khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp.

+ Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tín phiếu, …

+ Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sản xuất.

+Ưu tiên cho vay để triển khai thực hiện các dự án của Nhà nước, đối tượng thuôc vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ

nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.

- Trên thực tế tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ngành nông nghiệp trong tổng số vốn đầu tư ngân sách còn thấp. Tuy nhiên trong giai

đoạn gần đây chính sách đầu tư từ vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp

được nhà nước rất chú trọng và quan tâm nhiều hơn.

- Chính sách xuất khẩu nông sản là một chính sách quan trọng của nhà nước ta nhằm khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp Việt Nam:

+ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế

tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hoá thị trường để khai thác tối đa lợi thế của vùng. Tăng tỷ

trọng xuất khẩu nông sản đã qua chế biến và hạn chế tối đa tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô.

+ Bên cạnh đó cần khuyến khích, gia tăng sản xuất những mặt hàng nông sản hay thực phẩm thay thế nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước.

+ Chính phủ cần sử dụng các công cụ kinh tế để để khuyến khích xuất khẩu như chính sách thuế, tỉ giá hoái đoái, hạn ngạch,…

- Chính sách giá cả trong trồng trọt là ổn định giá cả, ổn định thị

trường trồng trọt, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. Để thực hiện được chính sách trên cần:

+ Bình đẳng quan hệ tỷ giá giữa hàng công nghiệp và dịch vụ với trồng trọt.

+ Thực hiện chế độ thống nhất giá đối với mọi loại vật tư và vật tư

trong trồng trọt.

+ Trong những trường hợp đặc biệt, nhà nước cần có chính sách trợ giá

đầu vào để hỗ trợ sản xuất phát triển hoặc mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra nhằm ổn định giá cả thị trường, chống tụt giá quá mức có tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN NGÀNH TRNG TRT

TNH QUNG NGÃI

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Ngãi kéo dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144 Km, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 Km, phía nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 Km, phía tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 Km, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam

Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ

tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽđồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa

ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh

được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm

đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng

Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.

Bảng 2.1. Hiện trạng và cơ cấu đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi năm 2014

Hiện trạng năm 2014

LOẠI ĐẤT

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 515.195,48 100,00

Đất nông nghiệp NNP 411.014,37 79,78

Đất trồng lúa nước LUC 41.934,18 8,14 + Đất trồng lúa nương LUN 1.805,23 0,35

Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 51.260,14 9,95 Đất trồng cây lâu năm CLN 44.391,96 8,62 Đất rừng sản xuất RSX 149.431,31 29,00 Đất trồng rừng phòng hộ RPH 120.821,70 23,45 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.136,61 0,22 Đất làm muối LMU 133,01 0,03 Đất nông nghiệp khác NHK 100,23 0,02

Ngoài ra tỉnh còn quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2015 và 2020 như sau:

Bảng 2.2. Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2015 và 2020

QH đến năm 2015 QH đến năm 2020 LOẠI ĐẤT Mã Diện tích (ha) T(%) ỷ lệ Diệ(ha) n tích T(%) ỷ lệ Tổng diện tích tự nhiên 515.295 100,00 515.295 100,00 Đất nông nghiệp NNP 420.636 81,63 430.012 83,45 Đất lúa nước DLN 41.478 8,05 36.375 7,06 Trong đó: Đất chuyên trồng

lúa nước (2 vụ trở lên) LUC 36.187 7,02 35.500 6,89

Đất trồng lúa nương LUN 871 0,17

Đất trồng cây hàng năm HNK 56.647 10,99 60.382 11,72 Đất trồng cây lâu năm CLN 33.443 6,49 33.478 6,50 Đất trồng rừng phòng hộ RPH 126.525 24,55 130.450 25,32 Đất rừng sản xuất RSX 160.163 31,08 165.610 32,14 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2.261 0,44 3.026 0,59 Đất làm muối LMU 119 0,02 120 0,02 Đất nông nghiệp khác NHK 200 0,04

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.

a. Điu kin kinh tế

Quảng Ngãi thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trung tâm kinh tế và an ninh quốc phòng lớn của Vùng. Điều này đã được khẳng

định tại Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010” và Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

- Tổng sản phẩm GDP (giá cố định năm 94) của tỉnh Quảng Ngãi tăng từ 4.180 tỷđồng năm 2006 lên đến 8.757,2 tỷđồng vào năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 18,7%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra là 17-18%/năm và cao hơn mức tăng của giai đoạn 2001-2005 là 9,86%/năm. Năm 2011, tổng sản phẩm (GDP) đạt 9.308,6 tỷđồng, tăng 6,3% so với năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, tính theo GDP tăng từ 32,9% năm 2006 lên 36% năm 2007 và đến năm 2010 là 59,3%. GDP dịch vụ - thương mại có xu thế giảm từ 35,2% năm 2006 xuống 34,1 năm 2007 và đến năm 2010 giảm còn 22,1%. Đặc biệt, tỷ

trọng ngành nông - Lâm - ngư nghiệp có xu thế sụt giảm rỏ rệt từ 31,9% năm 2006 xuống còn 29,9% năm 2007 và đến năm 2010 giảm xuống còn 18,6%.

- Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế. Giai đoạn 2006-2010, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 101,03%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 2%/năm), tiếp theo là khu vực kinh tế

nhà nước Trung ương đạt 71,1%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 9,5%/năm), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng 28,7%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 9,8%/năm).

- Năm 2013, GDP theo giá hiện hành của tỉnh Quảng Ngãi đạt mức 53.319,82 tỷđồng, ngoài ra GDP bình quân đầu người tăng từ 1.728 USD năm 2012 lên hơn 2.040 USD năm 2013, cao hơn kế hoạch đề ra (1.930 USD).

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng giai đoạn từ 2002-2013 không ngừng tăng lên. Năm 2002 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.730 trong đó trồng trọt chỉ đạt mức 2.572 triệu

đồng thì vào năm 2010 ngành trồng trọt đã đạt mức 4.004 triệu đồng trong tổng số 6.366 triệu đồng của toàn ngành nông nghiệp và đạt mức 4.387 triệu

riêng của và ngành nông nghiệp nói chung tỉnh Quảng Ngãi đã, đang và sẽ

phát triển, đồng thời sẽ là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002- 2014

Qua các giai đoạn

TT Hạng mục ĐVT

2002 2005 2010 2014

I GTSX nông nghiệp (giá

so sánh 2010) tr.đồng 3.730 4.321 6.366 7.033 1 Trồng trọt tr.đồng 2.572 2.805 4.004 4.387 2 Chăn nuôi tr.đồng 1.091 1.416 2.121,6 2.258 3 Dịch vụ nông nghiệp tr.đồng 67 100 240 388

II GTSX nông nghihiện hành) ệp (giá tr.đồng 1.789 2.545 6.366 9.138

III Cso sánh 2010) ơ cấu kinh tế (theo giá % 100,0 100,0 100,0 100,0 Trồng trọt % 69,0 64,9 62,9 62,4 Chăn nuôi % 29,3 32,8 33,3 32,1 Dịch vụ nông nghiệp % 1,8 2,3 3,8 5,5

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

a.Đặc đim xã hi

Dân số tỉnh Quảng Ngãi theo số liệu thống kê năm 2012 là 1.227.850 người với phần đông dân số tập trung tại đồng bằng, vào khoảng 81,9%, đạt mức 1.005.520 người. Do đó lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất trong ngành trồng trọt là rất dồi dào.

Bảng 2.4. Dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi 2012.

STT Tên thôn ĐVT Năm 2012

Người Tỷ lệ (%)

I Dân số toàn tỉnh Người 1.227.850 100,0

1 Huyện đồng bằng Người 1.005.520 81,9 2 Huyện miền núi Người 203.749 16,6 3 Huyện hải đảo Người 18.581 1,5

II Lao động trong độ tuổi Lao động 725.682 59,1

1 Lao động nông nghiệp Lao động 620.651 85,5 2 Lao động phi nông nghiệp Lao động 105.031 14,5

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

Ngoài ra theo dự báo của Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, tốc độ tăng dân số tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015 sẽ ở mức 0,92%, dự báo dân số năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi đạt 1.255.482 người và đến năm 2020 sẽ là 1.269.495 người. Điều này cho thấy một lực lượng lao động tiềm năng, có khả năng phụ

vụ sự phát triển bền vững của tỉnh cũng như ngành trồng trọt, một khi lực lượng lao động này được đào tạo một cách phù hợp với sự phát triển chung của xã hội cũng như của từng ngành nghề được quy hoạch theo sự phát triển

được định hướng theo chiến lượt phát triển của tỉnh cũng như phù hợp với quy hoạch phát triển vùng của nhà nước.

Bảng 2.5. Dự báo dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi đến 2020.

TT Tên thôn ĐVT Năm 2015 Năm 2020

Người (%) Tỷ lệ Người T(%) ỷ lệ

I Dân số toàn tỉnh Người 1.255.482 100 1.296.495 100

1 Huyện đồng bằng Người 1.026.784 81,8 1.057.959 81,6 2 Huyện miền núi Người 209.611 16,7 218.672 16,9 3 Huyện hải đảo Người 19.087 1,5 19.863 1,5

II Lao độ tuđộổi ng trong Lao động 753.289 60,0 777.897 60,0

1 Lao nghiđộệp ng nông Lao động 354.046 47,0 311.159 40,0 2 Lao nông nghiđộng phi ệp Lao động 399.243 53,0 466.738 60,0

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

Ngoài ra tỉnh Quảng Ngãi còn đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Quảng Ngãi có tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2010 là 515.295,46 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 403.943,58 ha, chiếm 78,39% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp có rừng có diện tích 266.764,7 ha, chiếm 66,04% đất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 3,65%, thấp hơn kế hoạch

đề ra là 4,5-5%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 2,79%, lâm nghiệp tăng 4,09%, thủy sản tăng 5,48%. Cơ cấu nông lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Năm 2005, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 66,5% đến năm 2010 còn 63,8%; giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 28,4% năm 2005 lên 31% năm 2010.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước về “Tam nông” đã được tỉnh triển khai mạnh mẻ, tư duy trong sản xuất và quản lý đã thay đổi; nhận thức của cán bộ, doanh nghiệp, nông dân về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, qui chuẩn trong sản xuất hàng hóa như sản xuất Tinh bột mì, gỗ dăm nguyên liệu giấy, thủy sản,…Một số kết quả về “Tam nông” như sau:

Về nông nghiệp: Bảo đảm an ninh lương thực bình quân là 363,46 kg/người, sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn kết chặt chẽ với công nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật về giống ngày càng được chú trọng, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ trên 55%.

Về nông dân: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

được cải thiện, nhiều hộ nhân dân vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian vừa qua giảm từ 31,94% năm 2005, xuống còn 15% năm 2010.

Về nông thôn: Hạ tầng giao thông ở nông thôn đã được đầu tư mở

rộng và nâng cấp, hiện nay đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 164 xã được triển khai lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 62)