6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo sản lượng, thị trường và lợi thế cạnh tranh của một số
số loại cây và nhóm cây trồng trong tỉnh
a. Dự báo sản lượng cho ba loại cây trồng chính của tỉnh Quảng Ngãi
Áp dụng mô hình dự báo Arima để dự báo sản lượng lúa, mía và mì ta
được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Dự báo sản lượng lúa các năm từ 2015 đến 2020
Năm Tối thiểu Trung bình Tối đa 2015 373404.6 423336.4 473268.2 2016 379690.0 429621.8 479553.6 2017 385975.4 435907.2 485839.0 2018 392260.8 442192.6 492124.4 2019 398546.2 448478.0 498409.8 2020 404831.6 454763.4 504695.2
(Chi tiết xem tại phụ lục 1a) Bảng 3.2. Dự báo sản lượng mía các năm từ 2015 đến 2020
Năm Tối thiểu Trung bình Tối đa 2015 231539.6 336504.4 441469.1 2016 233244.0 338208.8 443173.5 2017 234948.4 339913.2 444877.9 2018 236652.8 341617.6 446582.3 2019 238357.2 343322.0 448286.7 2020 240061.6 345026.4 449991.1 (Chi tiết xem tại phụ lục 1b)
Bảng 3.3. Dự báo sản lượng ngô các năm từ 2015 đến 2020 Năm Tối thiểu Trung bình Tối đa 2015 53375.20 58475.46 63575.72 2016 55299.66 60399.92 65500.18 2017 57224.12 62324.38 67424.64 2018 59148.58 64248.84 69349.10 2019 61073.04 66173.30 71273.56 2020 62997.50 68097.76 73198.02 (Chi tiết xem tại phụ lục 1c)
b. Dự báo thị trường cho cây mì và cây mía
Cây mì: Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới Sản lượng sắn thế giới
đạt trên 230 triệu tấn củ tươi. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria, kế đến là Thái Lan và Indonesia. Việt Nam đứng thứ mười trên thế
giới về sản lượng sắn. Nước có năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ
(31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008).
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên
Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính.
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích trồng mì rất lớn, nhất là ở các huyện miền núi, tiềm năng năng suất còn có khả năng tăng cao, vùng chuyên canh mì năng suất có thể đạt trên 280 tạ/ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhà máy chế
biến tinh bột mì Tịnh Phong và Sơn Hải. Bên cạnh còn có nhà máy Bio- ethanol Dung Quất có đủ khả năng tiêu thụ sản phẩm mì tươi sản xuất ra trên
địa bàn tỉnh.
Cây mía: Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam –VSSA, ước tiêu thụ đường trong nước năm 2014 khoảng 1,4 triệu tấn, tăng gần 100 ngàn tấn so với năm 2013. Nếu hàng năm không có khoảng 400-500 ngàn tấn đường nhập lậu thì giá đường trong nước sẽ tăng cao hơn nhiều so với giá thực tế diễn ra trên thị trường. Ước sản lượng tiêu dùng đường trong nước trong những năm tới có thể trên 1,7 triệu tấn đường. Do đó, sản xuất mía đường trong nước còn thiếu so với nhu cầu khoảng 50-100 ngàn tấn đường các loại.
Ở Quảng Ngãi, đất đai rất thích hợp cho phát triển cây mía. Lúc cao
điểm diện tích trồng mía đạt trên 12.000 ha. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, năng suất có thể đạt trên 80 tấn/ha. Có lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh trong khu vực là có nhà máy đường Phổ Phong có công suất chế biến 2.000 tấn mía cây/ngày, đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng mía cây sản xuất ra trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi sẵn sàng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mía cho nông dân.
c. Lợi thế cạnh tranh của một số loại cây trồng tỉnh Quảng Ngãi
Cây tỏi Lý Sơn: Tỏi Lý Sơn là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước, đã
được công bố chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá hành, tỏi Lý Sơn thuộc Cục Sở
hữu trí tuệ do Bộ Khoa học Công nghệ cấp.
- Người dân Lý Sơn có kinh nghiệm trồng tỏi lâu đời. - Sản lượng hàng hóa tập trung nên dễ tiêu thụ sản phẩm.
- Hệ thống đại lý tiêu thụ tỏi Lý Sơn đã được hình thành nhiều nơi trong cả nước.
Cây quế Trà Bồng: Cây quế Trà Bồng có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, chứa hàm lượng tinh dầu cao nên được xuất khẩu sang nhiều nước trên
thế giới. Sản phẩm quế Trà Bồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu độc quyền. Ðây là nhãn hiệu được bảo hộ
tổng thể, gồm: quế, sản phẩm sơ chế dùng làm đồ gia vị;
Các sản phẩm từ quế đã được chế tác đa dạng và phong phú hơn đồ mỹ
nghệ như làm bình, ly uống nước, hộp đựng tăm... Thị trường tiêu thụ cũng vì thế mà không còn giới hạn ở trong tỉnh, trong nước, mà các sản phẩm của cây quếđã vươn ra châu Á, Âu..., được các khách hàng quốc tế ưa chuộng.
Nhà máy chế biến tinh dầu quế công suất 80 tấn thành phẩm/năm và Công ty TNHH Hương Quế Trà Bồng sẵn sàng thu mua sản phẩm cho nông dân.
Cây lúa: Có vùng sản xuất lúa tập trung, khá thuận lợi cho việc tưới tiêu, đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Các công trình thủy lợi từng bước được kiên cố, đặc biệt là hệ thống thủy lợi Thạch Nham đảm bảo tưới tiêu chủ động chiếm trên 70% diện tích lúa toàn tỉnh.
- Có các cơ quan Trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ thực vật, tuyển chọn giống cây trồng đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị trực thuộc Sở và các công ty tư nhân cung cấp nguồn giống tốt cũng như các giải pháp bảo vệ mùa màng.
- Tỉnh đã xác định được bộ giống lúa tốt, phù hợp với điều kiện biến
đổi khí hậu hiện nay.
Cây ngô: Tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng về đất đai để có thể mở rộng diện tích trên các cây trồng hàng năm kém hiệu quả, diện tích luân canh trên
đất lúa (chân ruộng thiếu nước tưới), tiềm năng năng suất cao nếu được đầu tư
thâm canh đúng mức.
- Trình độ, năng lực thâm canh của hộ nông dân khá tốt, hầu hết diện tích sản xuất ngô đều sử dụng giống ngô lai cao sản, kỹ thuật thâm canh ngô tiên tiến đã được áp dụng vào các vùng sản xuất ngô.
- Tỉnh có đàn giá súc, gia cầm lớn so với các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
Cây thực phẩm (cây rau, đậu các loại): Điều kiện khí hậu thuận lợi
để tỉnh Quảng Ngãi phát triển các loại rau lá, đậu, quả.
Đã hình thành một số vùng trồng rau chuyên canh tập trung có diện tích và sản lượng hàng hóa lớn ở các xã như: Nghĩa Dũng, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hà, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh An…
- Tỉnh Quảng Ngãi có các khu công nghiệp lớn như Dung Quất, VSIP, Khu công nghiệp phía tây thành phố,... thành phố Quảng Ngãi là nơi có nhu cầu về cây thực phẩm lớn.
Cây cỏ làm thức ăn cho trâu, bò: Diện tích trồng cỏ còn có khả năng mở rộng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò.
- Tỉnh có số lượng đàn bò, nhất là tỷ lệ bò lai cao nhất trong khu vực miền Trung và Tây nguyên. Người dân Quảng Ngãi có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bò lai, đặc biệt là nuôi bò thịt vỗ béo nên nhu cầu trồng cỏ
làm thức ăn cho bò rất lớn.
Cây lạc: Cây lạc dễ trồng, có tác dụng cải tạo đất, thích hợp với thâm canh, luân canh, xen canh, tăng vụ, do đó cây lạc có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Điều kiện đất đai, khí hậu Quảng Ngãi phần lớn thích hợp cho sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây lạc; sản xuất lạc đạt hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người trồng lạc.
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu lương thực đến năm 2015,2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 1 Dân số Người 1.255.482 1.296.495 2 Đểăn (250kg/người/năm) Tấn 313.871 259.299 3 Để làm giống (100 kg/ha/năm) Tấn 9.324 9.036 4 Làm thức ăn chăn nuôi (10%) Tấn 31.387 25.930 5 Chê biến (bún, bánh tráng...) 5% Tấn 62.774 64.825 6 Dự phòng (5%) Tấn 62.774 64.825 TỔNG NHU CẦU Tấn 480.130 423.914
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)
3.1.2. Quan điểm cơ bản về phát triển ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi
Phát triển trồng trọt theo quy hoạch, chú trọng ổn định diện tích trồng cây lương thực, nhất là đất lúa để góp phần bảo đảm an ninh lương thực trên
địa bàn; hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ các đô thị, khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung Quất; phát triển vùng cây nguyên liệu theo hướng tập trung, chuyên canh, phục vụ nhu cầu chế biến trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Bình Sơn vào năm 2015.
Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, người dân và doanh nghiệp là chủ thể của quá trình phát triển.
Quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về công nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu phải gắn bó chặt chẽ và tương thích với nhau.
Chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả để đạt được các mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.
Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
Phát triển ngành trồng trọt là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế.