Phát triển các cơ sở trồng trọt và giải pháp thị trường cho sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH QUẢNG

3.2.1. Phát triển các cơ sở trồng trọt và giải pháp thị trường cho sản

sản phẩm trồng trọt

a.Điu chnh và phát huy năng lc kinh tế h

Để điều chỉnh và phát huy năng lực kinh tế hộ nhằm phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

Trước nhất, khuyến khích các hộ nông dân chưa đủ điều kiện về đất

đai, lao động, vốn, khoa học - kĩ thuật công nghệ mới, kinh nghiệm,… liên kết với nhau để tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm.

Thứ hai là, khuyến khích các hộ có vốn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng kinh doanh phát triển chuyên sâu phù hợp với ngành nghề của từng

địa phương của tỉnh.

Sau cùng là, nâng cao năng lực trồng trọt cho hộ nông dân về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, trình độ,... Bên cạnh đó hỗ trợ nông dân nâng cao khả năng quản lý vốn kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.

b. Phát trin các t hp tác

Ngành trồng trọt của tỉnh hiện nay còn nhỏ lẻ, manh mún, khó tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá hợp lý, sản phẩm không tìm được đầu ra

ổn định, giá cả thấp,… do đó dẫn đến nhiều bất lợi cho người nông dân. Để đảm bảo lợi ích cho người nông dân, phù hợp với yêu cầu sản xuất cần phát triển các tổ hợp tác. Tổ hợp tác đóng góp rất quan trọng vào việc kết nối những hộ sản xuất nhỏ manh mún thành tổ sản xuất, là cơ sở hình thành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã … nhằm tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra, tăng vốn sản xuất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

c. Phát trin kinh tế trang tri trng trt

Phần lớn các cơ sở trồng trọt trên đại bản tỉnh đều có quy mô nhỏ vì thế

cần có giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát triển cơ sở trông trọt: - Quy hoạch vùng sản xuất cho phù hợp với lợi thế của tỉnh.

- Thực hiện tốt chính sách thuế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.

d. Gii pháp th trường

- Thị trường đầu vào của ngành trồng trọt bao gồm những sản phẩm như: phân bón, giống cây trồng, công lao động, v.v... Cần có cơ chế và chính

sách hợp lý, giúp thị trường đầu vào ổn định giá cả; duy trì lực lượng lao

động; phát triển các loại giống cây trồng năng suất cao, khán được nhiều loại bệnh, phù hợp với các loại thổ nhưỡng khác nhau.

- Thị trường đầu ra của ngành trồng trọt cần phải được duy trì sự ổn

định, không để tiếp diễn thực trạng “được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”, muốn làm được điều này thì các cấp chính quyền cùng với người dân nên hoạch định cây trồng theo thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, hạn chế tối đa phát sinh trồng trọt không theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)