Nhân tố điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG

1.4.2. Nhân tố điều kiện kinh tế

a. Nhân t th trường

- Giá cả nông sản: Một khi mức cung sản lượng bằng mức cầu thì người sản xuất kinh doanh có lợi nhuận chỉ bằng giá trị được tạo ra trong quá trình sản xuất, tuy nhiên khi cung nhỏ hơn cầu, sản xuất hàng hóa không đáp

Những người sản xuất loại hàng hóa này sẽ có khuynh hướng mở rộng quy mô sản xuất cho đến khi cung cao hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra vượt nhu cầu xã hội, hàng hóa bán không hết hoặc bán với giá thấp, do đó nhà sản xuất bị

thua lỗ. Tình trạng này đã và đang là bài toán nan giải về vấn đề “được mùa mất giá, mất mùa được giá” của người nông dân ta.

- Thị trường nông sản có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, là điều kiện, môi trường của nông nghiệp hàng hóa. Giá cả thị trường cung cấp tín hiệu, thông tin về nông sản để nhà sản xuất chủ động sản xuất nông sản sao cho có lợi thế nhất. Thị trường nông sản còn dự báo tình trạng của sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Khi thị trường nông sản phát triển góp phần làm cho nông sản hàng hóa ngày càng phong phú cả về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng.

b. Phát trin cơ s h tng nông nghip, nông thôn

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất rất quan trọng đối với xã hội giúp xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ

quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

- Trước những yêu cầu trên, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, phát huy mọi tiềm năng nhân tố con người vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Tuy có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thực tế hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ

thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn thì hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông nên chưa xây dựng

được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này.

- Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập.Từ những đánh giá về vị trí vai trò, thực trạng phát triển giao thông nông thôn nêu trên, để phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp thì công tác quy hoạch, xây dựng phát triển giao thông nông thôn cần phải được chú trọng, quan tâm trong giai đoạn 2011- 2020.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 41)