THỰC TRẠNG VỀ CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.THỰC TRẠNG VỀ CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ

PHỐ ĐÀ NẴNG

Hoạt động các công ty xây dựng tại Đà Nẵng 2.1.1.

Hiện nay tại Đà Nẵng có khoảng 4.114 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (Nguồn: internet). Trong đó chiếm phần lớn là các công ty xây dựng vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực tƣ vấn thiết kế, thi công các công trình dân dụng, cầu đƣờng, thuỷ lợi,… Năm 2014, 8 công ty xây dựng lớn đƣợc xếp hạng trong 85 Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Đà Nẵng gồm công ty cổ phần xây dựng công trình 525, công ty CP Xây dựng công trình 545 (CECO 545), CIENCO 5, công ty TNHH Xây dựng và Cơ điện DEAWON, Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng, công ty CP Đăng Hải (Lighthouse), công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ xây dựng ECC, công ty CP Đầu tƣ phát triển nhà Đà Nẵng, và công ty CP VINACONEX 25.

Xét theo ngành kinh tế tại Đà nẵng, năm 2016 các ngành chiếm tỷ trọng VA (giá trị tăng thêm) cao là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 25,75%; ngành xây dựng chiếm 9,49%. Hoạt động của các công ty xây dựng tại Đà Nẵng nhìn chung ổn định và có chiều hƣớng tăng trƣởng tích cực khi nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển cùng với sự đòi hỏi nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Lao động tại các công ty xây dựng tại Đà Nẵng 2.1.2.

Nguồn nhân lực trong các công ty xây dựng hiện nay tại Đà Nẵng đƣợc thống kê ƣớc tính gần 92.000 ngƣời. Trong đó, bao gồm đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý các phòng ban, nhân viên bộ phận nhƣ kỹ sƣ, kế toán, kinh doanh, vật tƣ, thi công, quản lý dự án, hành chính văn phòng…, đây thuộc bộ phận nhân viên đã qua đào tạo, có trình độ. Một thành phần nữa chính là lao động phổ thông, đội ngũ công nhân. Một số công ty vừa và nhỏ thực hiện thuê nhân công ngoài thông qua hình thức khoán thầu phụ nhƣng một số công ty, tập đoàn lớn lại có riêng một đội ngũ công nhân thƣờng trực, đáp ứng nhu cầu về tiến độ thi công những công trình lớn, quy mô.

Theo phân tích của đại diện lãnh đạo Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, 5 năm lại đây, khi số lƣợng công trình đƣợc ồ ạt xây dựng trên thành phố, thật khó có đủ lao động để đáp ứng yêu cầu. Tại các công trình xây dựng lớn, lao động phổ thông đang trực tiếp xây dựng chủ yếu là lao động ngoại tỉnh. Các chủ thầu xây dựng dù đã tìm mọi cách giữ chân ngƣời lao động nhƣng số lƣợng ngƣời lao động vẫn liên tục biến động.

Đối với nhân viên có trình độ, đã qua đào tạo, nhu cầu nguồn nhân lực không thiếu, nhƣng lại rất khó để giữ đƣợc những nhân viên giỏi, có thâm niên kinh nghiệm và gắn bó cùng công ty.

Từ thực tiễn trên, tác giả muốn nghiên cứu, khảo sát để kiểm định ảnh hƣởng của một số khía cạnh thuộc văn hoá doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng tại Thành phố Đà Nẵng. Để từ đó, giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan và đƣa ra những giải pháp hiệu quả để giải đáp bài toán giữ chân nhân tài.

Bảng 2.1. Thống kê nhân sự các công ty xây dựng tại Đà Nẵng nghiên cứu (ĐVT: người) STT Tên công ty Số lao động (không kể công nhân thuê ngoài) Đại học sau đại học Cao đẳng, trung cấp Công nhân đã qua đào tạo nghề 1 Công ty cổ phần Vinaconex25 250 222 20 8

2 Công ty cổ phần kỹ thuật xây

dựng Dinco 250 147 38 65

3 Công ty cổ phần xây dựng công

trình 525 248 87 42 119

4 Công ty cổ phần xây lắp Thành

An 96 225 150 45 30

5 Tổng công ty xây dựng công trình

giao thông 5 196 85 20 91

6 Công ty TNHH Xây dựng Hiển

Quỳnh Long 164 60 14 90

7 Công ty cổ phần xây dựng và

thƣơng mại Thiên Tân 154 76 28 50

8 Công ty cổ phần Thành Quân 152 71 37 44

9 Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng

533 112 67 30 15

10 Công ty cổ phần Tân Việt Á 110 75 15 20

11 Công ty cổ phần công trình giao

thông Đà Nẵng 105 53 15 37

12 Công ty cổ phần Đăng Hải 104 61 28 15

13 Công ty TNHH Xây dựng Nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành 100 64 20 16

Tổng lao động 2170 1218 352 600

(Nguồn: Sở xây dựng TP. Đà Nẵng và Hồ sơ năng lực từ các công ty xây dựng)

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu định tính 2.2.1.

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua tham khảo các thang đo của một số nghiên cứu trƣớc đó, chủ yếu là của Ricardo và Jolly (1997), David H Maister, Boon và Arumugam (2006), Đỗ Thuỵ Lan Hƣơng (2008) và Astri Ghina (2012) để từ đó xây dựng mô hình và thang đo sơ bộ.

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp phỏng vấn sâu với một số chuyên gia nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại một số công ty xây dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp - từ đó rút ra kết luận định tính đối với các khía cạnh trong từng yếu tố.

Bên cạnh đó, tác giả thực hiện thêm phƣơng pháp phỏng vấn thử đối với một nhóm nhân viên, lãnh đạo, quản lý trong vài công ty xây dựng tại Đà Nẵng để hiệu chỉnh nội dung của các tiêu chí đo lƣờng của mỗi khía cạnh văn hóa và cho ra bảng câu hỏi hoàn thiện.

Nghiên cứu định lƣợng 2.2.2.

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lƣợng để lƣợng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê thƣờng đƣợc áp dụng dựa trên mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể và kiểm định giả thuyết nghiên cứu có đƣợc từ lý thuyết. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp điều tra chọn mẫu là toàn bộ nhân viên, quản lý, lãnh đạo tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Loại hình nghiên cứu đƣợc sử dụng ở đây là nghiên cứu mô tả và khám phá. Sau khi dữ liệu từ cuộc nghiên cứu đƣợc thu thập đầy đủ, ngƣời nghiên cứu tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS 23.0 và AMOS 20.0.

2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Toàn bộ quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Tổng quan tài liệu, xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Cơ sở để xây dựng mô hình và các giả thuyết là những công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc các tác giả trên thế giới và Việt Nam công bố gần đây.

Giai đoạn 2: Xây dựng thang đo.

Để xây dựng thang đo, dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, bài báo, công trình đã đƣợc công bố, cũng nhƣ các kết quả điều tra thực nghiệm, các kinh nghiệm trong quá khứ liên quan đến các khái niệm quan tâm. Bên cạnh đó, còn có sự tham khảo ý kiến, đóng góp của chuyên gia.

Giai đoạn 3: Điều tra thí điểm.

Mục tiêu của giai đoạn này là xem các thang đo dự định có thể làm việc tốt hay không. Trong cuộc điều tra này, bảng câu hỏi đƣợc thu từ 20 nhân viên của 4 công ty xây dựng xây lắp tại Đà Nẵng. Sau khi làm sạch, dữ liệu đƣợc phân tích thông qua việc tính độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, sử dụng phần mềm SPSS 23.0.

Giai đoạn 4: Điều tra nghiên cứu chính thức.

Bảng câu hỏi đƣợc điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn. Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc mã hóa và nhập làm cơ sở dữ liệu trong phần mềm SPSS 23.0. Sau đó dữ liệu sẽ đƣợc làm sạch để phục vụ các bƣớc phân tích tiếp theo. Việc phân tích mô hình đo lƣờng đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc: (1) Tính toán độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha để phát hiện bƣớc đầu những chỉ báo không tốt, (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá tính đơn nghĩa của các thang đo, và để xác định xem các chỉ báo có tạo ra đúng số nhân tố nhƣ dự định không, (3) thực hiện phân tích nhân tố xác định CFA để đánh giá một cách

nghiêm ngặt hơn các thang đo về tính đơn nghĩa, độ tin cậy, độ giá trị của chúng. Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng độ tin cậy tổng hợp (Joreskog,1971), phƣơng sai trích (Fornell và Lacker, 1981).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 39 - 44)