PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.6.PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.6.1.

a. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong cuộc điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này, tác giả cũng lựa chọn phƣơng pháp phỏng vấn để giúp thu đƣợc thông tin cần thiết. Việc điều tra phỏng vấn đƣợc thực hiện trực tiếp đối với đối tƣợng phỏng vấn hoặc bằng hình thức gửi thƣ điện tử cho đối tƣợng với mẫu câu hỏi

đã đƣợc thiết kế liên quan đến các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

Đối với hình thức phát phiếu câu hỏi trực tiếp tới đối tƣợng phỏng vấn, tỷ lệ phiếu hoàn thành thƣờng cao, lƣợng thông tin thu đƣợc là tối đa vì ngƣời phỏng vấn có thể đặt ra những câu hỏi không theo mẫu cho trƣớc và có thể thực hiện những bảng câu hỏi dài hơn. Ngoài ra, phƣơng pháp này cũng giúp đo lƣờng và nắm bắt phản ứng của ngƣời đƣợc phỏng vấn từ đó mà các câu trả lời mang tính chính xác cao hơn. Do vậy, khi thực hiện điều tra cần quan sát thái độ của ngƣời đƣợc điều tra để hợp lý hóa câu trả lời trong trƣờng hợp cần thiết, đảm bảo tính trung thực của dữ liệu thu đƣợc.

Đối với hình thức gửi thƣ điện tử cho đối tƣợng điều tra, tỷ lệ phản hồi thƣờng không cao. Do vậy, để đạt đƣợc tỷ lệ phản hồi mong muốn, đảm bảo nguồn dữ liệu cần thiết, trƣớc khi tiến hành gửi bảng câu hỏi đi, ngƣời điều tra cần gửi thông báo trƣớc cho đối tƣợng để nhắc nhở họ về việc thực hiện trả lời phiếu điều tra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vì không thể trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc trong bảng câu hỏi cho ngƣời đƣợc phỏng vấn nên cần phải có hƣớng dẫn trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi (phần này sẽ đƣợc ẩn đi và chỉ hiện ra khi ngƣời trả lời ấn vào ô hƣớng dẫn cụ thể cho câu hỏi). Trong quá trình nhận phiếu phản hồi, ngƣời nghiên cứu cần theo dõi liên tục để xác nhận số phiếu đã hoàn thành để gửi lời cảm ơn tới đối tƣợng đƣợc điều tra đồng thời có những hành động nhắc nhở tới những ngƣời chƣa trả lời phiếu để làm sao thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn đặt ra.

Tác giả thực hiện cả ba cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp trên và nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp gửi bảng câu hỏi khảo sát tới các nhân viên đang làm việc tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp trên một số các phƣơng tiện nhƣ Giáo trình, sách, tạp chí có liên quan đến vấn đề văn hoá doanh nghiệp,

hành vi tổ chức và sự gắn bó của nhân viên. Từ danh mục tài liệu tham khảo của các nguồn trên, tác giả tìm đọc và nghiên cứu thêm.

Tác giả còn dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề văn hóa tổ chức/doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của các trƣờng đại học. Ngoài ra, một nguồn thông tin phong phú và cập nhật có thể đƣợc khai thác từ Internet bằng việc tìm kiếm trực tuyến có hoặc không trả phí.

Công cụ thu thập thông tin 2.6.2.

a. Công cụ bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi hay còn gọi là phiếu điều tra đƣợc xem là công cụ phổ biến nhất khi thu thập các dữ liệu sơ cấp. Nó thƣờng bao gồm một tập hợp các câu hỏi mà qua đó ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời còn nhà nghiên cứu sẽ nhận đƣợc những thông tin cần thiết. Một bảng câu hỏi đƣợc thiết kế nhằm thu thập và ghi chép lại những thông tin xác đáng, đƣợc chỉ định rõ với sự chính xác và hoàn hảo tƣơng đối. Nói cách khác, nó điều khiển quá trình đặt câu hỏi và giúp cho việc ghi chép thông tin đƣợc rõ ràng, thuận tiện, chính xác.

b. Thiết kế bảng câu hỏi

Việc thiết kế bảng hỏi theo một quy trình là cần thiết để đảm bảo tính logic và sự hợp lý của các câu hỏi. Một điều kiện tiên quyết để lập bảng câu hỏi hiệu quả là xác định chính xác cái gì cần phải đƣợc đo lƣờng. Bảng câu hỏi của luận văn “Nghiên cứu tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – Khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” đƣợc thiết kế dựa trên các nguồn tham khảo khác nhau để xây dựng nội dung và các thang đo về văn hoá doanh nghiệp và sự gắn bó với tổ chức.

Phần A: Văn hóa doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên.

mẽ giá trị, nền tảng văn hóa của một tổ chức bao gồm các khía cạnh văn hoá doanh nghiệp. Các nhân tố gắn bó của nhân viên với tổ chức cũng đƣợc thể hiện qua thang đo.

Nội dung thang đo các khía cạnh văn hoá doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên:

Nhƣ đã trình bày ở các phần trƣớc, các khía cạnh văn hoá doanh nghiệp đƣợc đề cập bao gồm: Đào tạo và phát triển; Phần thƣởng và sự công nhận; Giao tiếp trong tổ chức; Làm việc theo nhóm. Các thang đo đƣợc soạn thảo dựa trên việc tổng hợp từ các nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp trƣớc đây của một số tác giả. Các khía cạnh văn hóa trong thang đo đã đƣợc khẳng định sau khi tiến hành nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu. Các câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới dạng đóng để ngƣời trả lời lựa chọn. Toàn bộ các biến trong đề tài nghiên cứu sử dụng thƣớc đo đã đƣợc kiểm định trong các nghiên cứu trƣớc đây, thể hiện bằng các câu hỏi và những tuyên bố xoay quanh nội hàm của các biến để ngƣời trả lời phiếu điều tra đƣa ra nhận định và quan điểm của họ. Thang đo Likert đƣợc sử dụng cho tất cả các tuyên bố từ mức “rất không đồng ý” (1) đến mức “rất đồng ý” (5) đối với các khía cạnh văn hoá doanh nghiệp và sự gắn bó với tổ chức của nhân viên. Bảng 2.2, 2.3 là nội dung các thang đo:

Bảng 2.2. Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.

STT Mã hoá Nội dung thang đo Nguồn tham khảo

Đào tạo và phát triển

01 DTPT1

Nhân viên đƣợc đào tạo đầy đủ kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc. Ricardo và Jolly (1997), Boon và Arumugam (2006), Đỗ Thuỵ Lan Hƣơng (2008), Astri Ghina (2012), Trƣơng Hoàng 02 DTPT2 Chƣơng trình đào tạo hiện nay của

công ty phù hợp với công việc.

03 DTPT3 Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên học tập, phát triển bản thân.

STT Mã hoá Nội dung thang đo Nguồn tham khảo

04 DTPT4 Nhân viên có nhiều cơ hội để phát triển và thăng tiến trong công việc.

Lâm (2012). Phỏng vấn chuyên gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần thƣởng và sự công nhận

05 PTCN1

Công ty thực hiện các chế độ khen thƣởng đúng nhƣ cam kết với nhân viên.

Ricardo and Jolly (1997), Zain và cộng sự (2009), AstriGhina (2012), Phỏng vấn chuyên gia. 06 PTCN2 Chính sách khen thƣởng và công nhận đƣợc truyền đạt một cách rõ ràng đến nhân viên. 07 PTCN3 Chính sách khen thƣởng và công nhận dựa trên chất lƣợng công việc

08 PTCN4

Chính sách khen thƣởng và công nhận của công ty là công bằng với tất cả nhân viên.

Giao tiếp trong tổ chức

09 GTTC1

Các thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trong doanh nghiệp đều

đƣợc thông báo đầy đủ, rõ ràng. Ricardo và Jolly (1997), Đỗ Thuỵ Lan Hƣơng (2008), Astri Ghina (2012), Trƣơng Hoàng Lâm (2012), Phỏng vấn chuyên gia. 10 GTTC2 Công ty cung cấp đầy đủ thông tin để

nhân viên thực hiện công việc.

11 GTTC3

Công ty khuyến khích tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp và bộ phận.

12 GTTC4 Nhân viên dễ dàng trao đổi, hỏi ý kiến lãnh đạo khi có vấn đề liên quan.

Làm việc theo nhóm

13 LVN1 Làm việc nhóm đƣợc khuyến khích và thực hiện trong công ty. Ricardo và Jolly (1997), Boon và Arumugam (2006), Đỗ Thuỵ Lan Hƣơng (2008), Astri Ghina (2012), Phỏng vấn chuyên gia

14 LVN2 Nhân viên thích làm việc với mọi ngƣời trong một bộ phận hơn là riêng lẻ.

15 LVN3 Nhân viên trong bộ phận sẵn sàng hợp tác với nhau và làm việc nhƣ một đội.

16 LVN4

Các nhóm khác nhau trong công ty luôn liên lạc, hỗ trợ và hợp tác với nhau.

Bảng 2.3. Thang đo sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

STT Mã hoá Nội dung thang đo Nguồn tham khảo

17 GB1 Nhân viên sẵn sàng đặt mọi nỗ lực để tổ chức thành công. Meyer và Allen (1991), Boon và Arumugam (2006), Đỗ Thuỵ Lan Hƣơng (2008); Phỏng vấn chuyên gia.

18 GB2 Nhân viên chấp nhận mọi sự phân công để có thể làm việc trong công ty. 19 GB3 Nhân viên rất trung thành, sẵn sàng

làm việc lâu dài với công ty.

20 GB4 Nhân viên cảm thấy tự hào vì là một phần của tổ chức.

21 GB5 Nhân viên hoàn toàn tin tƣởng vào mục tiêu phát triển của công ty. 22 GB6 Nhân viên không có ý định rời bỏ tổ

chức khi có điều kiện thích hợp.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp.)

Phần B: Thông tin chung về cá nhân và doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần này gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cơ bản liên quan về đối tƣợng điều tra và doanh nghiệp đƣợc khảo sát để giúp hiểu rõ hơn, giải thích phân tích phản ứng thu đƣợc trong các phần sau của bảng câu hỏi. Thông tin cá nhân đƣợc yêu cầu từ mỗi đối tƣợng điều tra bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, vị trí cấp bậc hiện tại và bộ phận công tác trong tổ chức cũng nhƣ kinh nghiệm làm việc. Các biến này đƣợc coi là có khả năng làm ảnh hƣởng đến nhận thức của đối tƣợng điều tra, môi trƣờng văn hóa của một tổ chức cũng nhƣ cách họ đánh giá mức độ hiệu quả và lợi ích/vấn đề bắt nguồn từ quá trình thực hiện trong mỗi tổ chức. Ngoài ra, một số câu hỏi về đặc điểm tổ chức nhƣ loại hình, quy mô cũng đƣợc đề cập đến trong phần này.

Bảng 2.4. Thang đo thông tin cá nhân của các đối tượng điều tra.

STT Nội dung Thang đo

1 Nhân viên toàn thời gian tại Đà Nẵng. Định danh

2 Giới tính Định danh

3 Tuổi Khoảng cách

4 Trình độ Định danh

5 Tình trạng gia đình Định danh

6 Loại hình cơ quan công tác Định danh

7 Quy mô công ty Khoảng cách

8 Vị trí công tác Định danh

9 Bộ phận công tác Định danh

10 Kinh nghiệm làm việc Khoảng cách

11 Thu nhập trung bình trên tháng Khoảng cách

2.7. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Chuẩn bị xử lý dữ liệu

2.7.1.

Quá trình phân tích dữ liệu đƣợc bắt đầu sau khi dữ liệu đã đƣợc thu thập đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu hoàn toàn chƣa sẵn sàng cho việc phân tích mà phải đƣợc phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh và mã hóa một cách thích hợp.

Đánh giá giá trị của dữ liệu:

Đây là bƣớc xác định tính chính xác, tính khách quan, mức độ hoàn thiện và tính thích hợp của dữ liệu đã đƣợc thu thập. Giá trị của dữ liệu không phải đƣợc nhìn nhận về khía cạnh kinh tế mà là đƣợc tiếp cận từ phƣơng diện mức độ thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định để dữ liệu có thể đƣợc sử dụng cho mục đích phân tích. Đối với dữ liệu sơ cấp, cần tiến hành kiểm tra tính đại diện của mẫu và sự hợp lý của bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế.

Đối với dữ liệu thứ cấp cần kiểm tra nguồn gốc (xuất xứ) của dữ liệu, sự phù hợp với thời gian nghiên cứu đƣợc đề cập trong dự án, với đơn vị đo lƣờng.

Biên tập dữ liệu:

thiện của bảng câu hỏi. Nếu còn những câu hỏi trống chƣa đƣợc trả lời thì ngƣời nghiên cứu cần tiến hành liên lạc với ngƣời đƣợc phỏng vấn để hoàn thiện nó. Trong trƣờng hợp khó liên lạc với ngƣời đƣợc phỏng vấn, cần xem xét tỷ lệ hoàn thành của bảng hỏi để quyết định sử dụng hay loại bỏ phiếu điều tra ra khỏi dữ liệu đã đƣợc thu thập. Bên cạnh kiểm tra mức độ hoàn thiện của các phiếu điều tra, ngƣời nghiên cứu cũng sẽ tiến hành kiểm tra tính nhất quán trong nội dung trả lời của các câu hỏi để đảm bảo sự hợp lý của câu trả lời.

Mã hóa dữ liệu:

Các câu hỏi trong phiếu điều tra đƣợc mã hóa bằng những con số trong quá trình xây dựng phiếu và thể hiện trực tiếp trên phiếu.

Phƣơng pháp phân tích xử lý dữ liệu 2.7.2.

Chƣơng trình vi tính thống kê đƣợc sử dụng để phân tích kết quả các câu hỏi dữ liệu thu thập là phần mềm SPSS dành cho Windows phiên bản 23.0, AMOS 20.0 và bảng tính Excel.

Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hoá, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, một số phƣơng pháp phân tích sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:

Phân tích mô tả

Phân tích này là phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát nhƣ: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tình trạng gia đình,…

Đánh giá độ tin cậy của thang đo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp phân tích hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo. Phƣơng pháp này giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy (có hệ số tƣơng quan biến tổng <0,3). Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.8 thì đƣợc coi là đạt độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng

(2005), các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng đƣợc trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với ngƣời đƣợc phỏng vấn. Đối với đề tài nghiên cứu mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị (validity) đƣợc xem xét đến thông qua phân tích EFA, kiểm định KMO và Bartlett. Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để thu gọn các tham số ƣớc lƣợng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các bƣớc phân tích tiếp theo.

Khi thực hiện kỹ thuật này, những biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ và chỉ giữ lại nhƣng biến có tổng phƣơng sai trích >50%. Trong phân tích nhân tố (EFA), phƣơng pháp Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1, và cho phép rút ra trọng số của các biến quan sát (factor loading) để tiến hành so sánh loại bỏ hay giữ lại trong nghiên cứu. Bƣớc này giúp xác định số lƣợng các nhân tố trong từng yếu tố văn hoá doanh nghiệp có tác động đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Thủ tục này cũng giúp hình thành một số nhóm nhân tố mới dựa trên việc kết hợp và gộp các biến quan sát của các nhân tố đƣợc đƣa vào phân tích.

Phân tích nhân tố xác định (CFA).

Việc đánh giá độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trƣờng thƣờng bằng các đo lƣờng sau:

-Thống kê Chi bình phƣơng - Chi - Square (CMIN): Thống kê Chi - bình phƣơng là một đo lƣờng về độ phù hợp tuyệt đối, nó cung cấp cơ sở để tin rằng sự khác biệt giữa ma trận dự báo và ma trận đầu vào là không có ý nghĩa. Yêu cầu là mức ý nghĩa (p) phải lớn hơn 0,05 thì mô hình đƣợc xem là có thể chấp nhận. Tuy nhiên, thống kê này rất nhạy với kích thƣớc mẫu, việc sử

dụng nó để đánh giá độ phù hợp khi cỡ mẫu từ 100-200. Khi cỡ mẫu lớn hơn mức này thì thống kê này thƣờng có ý nghĩa (p <0,05) mà nếu căn cứ nó để đánh giá thì sẽ dẫn đến kết luận sai lầm rằng mô hình chung không phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 45)