THỦ TỤC PHÂN TÍCH MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 65 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. THỦ TỤC PHÂN TÍCH MÔ HÌNH

Mục đích đầu tiên của nghiên cứu chính là khẳng định rằng các thang đo lƣờng đảm bảo độ tin cậy, mỗi chỉ báo tiếp cận tốt các miền giá trị của các khái niệm sử dụng trong mô hình hay đảm bảo độ giá trị hội tụ của các thang đo và các khái niệm sử dụng là khác biệt nhau, tức đạt đƣợc độ giá trị phân biệt. Mục đích thứ hai là kiểm định các quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm trong mô hình đƣợc sử dụng của đề tài này.

Để đạt mục tiêu thứ nhất, đề tài thực hiện phân tích thang đo lƣờng qua ba bƣớc: (1) Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (1951) với thủ tục loại bỏ chỉ báo không tốt; (2) Phân tích nhân tố khám phá cho tất cả các chỉ báo để xác định xem các chỉ báo có tạo ra số nhân tố nhƣ dự định không, cũng nhƣ xem xét các chỉ báo có trọng số nhân tố lớn trên các khái niệm dự định không. Hai bƣớc này đƣợc xử lý trên phần mềm SPSS 23.0; (3) Cuối cùng, một phân tích mô hình đo lƣờng cho tất cả các thang đo bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố xác định nhằm đánh giá các chỉ báo một cách nghiêm

ngặt hơn, đặc biệt phân tích nhân tố xác định đƣợc sử dụng để kiểm tra tính đơn nghĩa của các khái niệm, tính đơn nghĩa là chứng cứ thể hiện có một khái niệm duy nhất ẩn dƣới một tập hợp các chỉ báo (Anderson và Gerbing, 1988), thủ tục ƣớc lƣợng ML đƣợc sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm AMOS 20.0 (Arbuckle và các đồng nghiệp, 1995). Thống kê về sự phù hợp của mô hình, Chi – bình phƣơng, sẽ đƣợc báo cáo. Tuy nhiên, vì thống kê này rất nhạy cảm với kích thƣớc mẫu (Browne & Cudek,1992, nên các chỉ số khác cũng đƣợc thực hiện là: RMSEA (Root Mean Square Error Approximation), GFI (Goodness of Fit Index), CFI (Comparative Fit Index) và TLI (Tucker & Lewis Index) (trích Hồ Huy Tựu, 2006). Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) cho rằng nếu chỉ số TLI và CFI nhận đƣợc giá trị lớn hơn 0,9, CMIN/df ≤ 2, và chỉ số RMSEA ≤ 0,08 thì mô hình đƣợc xem là phù hợp (tƣơng thích) với dữ liệu thị trƣờng. Quy tắc này đƣợc tác giả áp dụng để phân tích trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)