Mô hình chất lƣợng ISO-9126

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 31)

6. Tổng quan tài liệu

1.4.3. Mô hình chất lƣợng ISO-9126

Mô hình chất lƣợng ISO-9126 trên thực tế đƣợc mô tả là một phƣơng pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lƣợng, nhằm tạo nên những đại lƣợng đo đếm đƣợc dùng để kiểm định chất lƣợng của sản phẩm PM.

Mỗi tiêu chí chất lƣợng, tiêu chí chất lƣợng con của phần mềm đều đƣợc định nghĩa. Với mỗi tiêu chí và các tiêu chí con, khả năng của phần mềm đƣợc xác định bằng tập các thuộc tính trong có thể đo đạc đƣợc. Các tiêu chí và các tiêu chí con cũng có thể đo đạc trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần mềm. Mô hình chất lƣợng trong và chất lƣợng ngoài của sản phẩm trong ISO-9126 thể hiện trên hình sau:

1.2. Mô hình chất lƣợng ISO-9126

 Tính chức năng

Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

- Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của ngƣời sử dụng.

- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận đƣợc với độ chính xác cần thiết.

- Khả năng hợp tác làm việc: khả năng tƣơng tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm.

- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho ngƣời, hệ thống không đƣợc phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng.

- Có các chức năng chung: các phần mềm theo các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

 Tính tin cậy

Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện cụ thể.

Tính đúng đắn: khả năng tránh các kết quả sai

Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trƣờng hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.

Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.

Tính tin cậy chung: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

 Tính khả dụng

Là khả năng của phần mềm có thể hiểu đƣợc, học đƣợc, sử dụng đƣợc và hấp dẫn ngƣời sử dụng trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ thể.

Có thể hiểu đƣợc: ngƣời dùng có thể hiểu đƣợc xem phần mềm có hợp với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.

Có thể học đƣợc: ngƣời sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm. Có thể sử dụng đƣợc: khả năng của phần mềm cho phép ngƣời dùng sử dụng và điều khiển nó.

Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn ngƣời sử dụng của phần mềm

 Tính hiệu quả

Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tƣơng ứng với lƣợng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.

Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đƣa ra một trả lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thông lƣợng hợp lý khi nó thực hiện công việc của mình, dƣới một điều kiện làm việc xác định.

Tận dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lƣợng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.

Tính hiệu quả chung: thoả mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

 Khả năng bảo hành, bảo trì

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi đƣợc với những thay đổi của môi trƣờng, của yêu cầu và của chức năng xác định.

Có thể phân tích đƣợc: phần mềm có thể đƣợc chẩn đoán để tìm những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.

Có thể thay đổi đƣợc: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong quá trình triển khai.

Tính bền vững: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm.

Có thể kiểm tra đƣợc: khả năng kiểm tra (test) đƣợc phần mềm khi có sự thay đổi/chỉnh sửa.

Khả năng bảo hành bảo trì chung: thoả mãn các chuẩn, quy ƣớc, quy định.

 Tính khả chuyển

Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể đƣợc chuyển từ môi trƣờng này sang môi trƣờng khác.

Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều môi trƣờng khác nhau mà không cần phải thay đổi.

Có thể cài đặt đƣợc: phần mềm có thể cài đặt đƣợc trên những môi trƣờng cụ thể.

Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm độc lập khác trong một môi trƣờng chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.

Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trƣờng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, trong chƣơng 1 tác giả đã đƣa ra đƣợc những lí luận tổng quan về phần mềm kế toán, vai trò của nó, chất lƣợng phần mềm cũng nhƣ một số tiêu chi đánh giá chất lƣợng phầm mềm kế toán hành chính sự nghiệp. Đồng thời, cũng đề cập tới các nhân tố ảnh hƣởng và một số mô hình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán để làm cơ sở tham khảo và nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

2.1.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nhƣ đã trình bày ở trên, sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ với chất lƣợng. Do đó, khi tiến hành phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả tiến hành xây dựng các nhân tố dựa theo chất lƣợng của phần mềm. Hai mô hình chất lƣợng phần mềm đƣợc đề cập là: mô hình chất lƣợng phần mềm của McCall và mô hình chất lƣợng ISO-9126. Mô hình chất lƣợng phần mềm của McCall dựa trên 3 đặc trƣng: Các yếu tố để xác định (trong mắt ngƣời sử dụng); tiêu chuẩn để xây dựng (xác định bởi ngƣời phát triển phần mềm) và hệ đo lƣờng (theo tiêu chuẩn ISO 9268). Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Bình (2011) đã xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn toàn dựa theo tiêu chuẩn ISO 9216 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Vietsoft accounting. Vì vậy, dựa theo nghiên cứu của Lê Văn Bình (2011) kết hợp với mô hình ISO-9126 về đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu sự hài lòng của ngƣời sử dụng về phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp dựa trên 6 yếu tố: (1) Chức năng; (2) An toàn dữ liệu; (3) Tính mở; (4) Hiệu quả; (5) Khả năng bảo trì, bảo hành; (6) Khả năng tƣơng thích

Nhân tố “Chức năng” phản ánh chất lƣợng phần mềm kế toán có phù hợp với các tiêu chuẩn quy định của các cơ quan tổ chức, phù hợp với tính chất, loại hình công việc của cơ quan, hỗ trợ công cụ tìm kiếm, hỗ trợ phân tích và kết xuất thông tin đa chiều, giúp cơ quan hành chính sự nghiệp kiểm soát đƣợc tình hình dự toán chi tiêu… Nghiên cứu của Lê Văn Bình (2011)

cho thấy, nhân tố Chức năng có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán Vietsoft Accouting. Do đó, nghiên cứu đƣa ra giả thuyết nghiên cứu:

H1: Chức năng có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp

Phầm mềm kế toán cần đảm bảo đƣợc an toàn dữ liệu. An toàn dữ liệu bao gồm khả năng phân quyền cho ngƣời sử dụng, khả năng tổ chức, theo dõi ngƣời sử dụng, khả năng lƣu lại các dấu vết trên sổ kế toán về việc sửa chữa kế toán, khả năng phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố (Theo Thông tƣ Hƣớng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán, Bộ Tài Chính, 2005). Do đó, các cơ quan hành chính sự nghiệp có thể thuận tiện theo dõi đƣợc sự truy cập của ngƣời sử dụng cũng nhƣ đảm bảo đƣợc dữ liệu kế toán không gặp sự cố, sai sót hay sửa chữa. An toàn dữ liệu đồng thời giúp cho ngƣời sử dụng kiểm soát đƣợc dữ liệu khi sai sót, tránh mất thời gian trong việc kê khai kế toán khi dữ liệu gặp sự cố. Do đó, chất lƣợng phần mềm kế toán về an toàn dữ liệu có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm. Giả thuyết nghiên cứu thứ 2 đƣợc xây dựng:

H2: An toàn dữ liệu có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp

Nhân tố “Tính mở” thể hiện thông qua việc phần mềm đƣợc thiết kế cơ động cho mỗi đơn vị, mỗi ban ngành hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc đặc thù của mỗi đơn vị. Đồng thời, Tính mở còn thể hiện qua tính năng thêm, bớt, sắp xếp thông tin trong giao diện, cho phép ngƣời dùng tự định dạng, sửa báo cáo, biểu mẫu tùy ý, giúp ngƣời sử dụng có thể tƣơng thích dễ dàng hơn với phần mềm. Do đó, “Tính mở” có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm

kế toán. Giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:

H3: Tính mở có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp

Nhân tố “Hiệu quả” đƣợc thể hiện qua việc phần mềm kế toán giúp cho đơn vị giảm chi phí và tiết kiệm thời gian làm việc của ngƣời sử dụng. Trong nghiên cứu của Lê Văn Bình (2011), hiệu quả của phần mềm kế toán Vietsoft Accounting tác động 11.7% đến sự hài lòng của các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm này. Theo tiêu chuẩn ISO-9126, Hiệu quả là khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tƣơng ứng với lƣợng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể. Nhƣ vậy, Hiệu quả và sự hài lòng có mối quan hệ tích cực. Giả thuyết nghiên cứu thứ 4 đƣợc xây dựng nhƣ sau:

H4: Hiệu quả có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp

Khả năng bảo hành, bảo trì cho phép phần mềm kiểm soát lỗi trong quá trình sử dụng, dễ dàng nâng cấp khi cần thiết và khắc phục sự cố một cách nhanh nhất. Khả năng bảo hành, bảo trì có vai trò quan trọng đối với ngƣời sử dụng phần mềm kế toán, giúp cho ngƣời sử dụng dễ dàng kiểm soát đƣợc lỗi trong các bút toán, tiết kiệm thời gian khi nâng cấp phần mềm và khắc phục sự cố. Do đó, khả năng bảo hành, bảo trì có thể có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Văn Bình (2011) chƣa đủ cơ sở kết luận đƣợc mối quan hệ giữa hai biến này. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm định lại mối quan hệ của biến này đối với sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp. Nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:

H5: Khả năng bảo hành, bảo trì có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp

Nhân tố “Khả năng tƣơng thích” thể hiện việc phần mềm có thể hoạt động dễ dàng trên những hệ điều hành khác nhau và bộ càiOO| đặt đƣợc tích hợp đủ các cấu kiện cho hoạt động của hệ thống. Theo tiêu chuẩn ISO-9126, khả năng tƣơng thích là một trong những yếu tố thuộc khả năng khả chuyển, yếu tố đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán. Nghiên cứu của Lê Văn Bình (2011) chứng tỏ rằng, khả năng khả chuyển có tác động tích cực đến sự hài lòng của các doanh nghiệp sử dụng phần mềm Vietsoft Accounting và là biến có tác động mạnh nhất trong bốn biến có tác động tích cực đến biến sự hài lòng: Khả chuyển, Chức năng, Hiệu quả, Tin cậy. Vì vậy, Khả năng tƣơng thích có thể có tác động tích cực đối với sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính đơn vị sự nghiệp. Giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau:

H6: Khả năng tƣơng thích có tác động tích cực đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp.

2.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Chức năng An toàn dữ liệu Tính mở Hiệu quả Khả năng bảo trì, bảo hành Khả năng tương thích Sự hài lòng của người sử dụng

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung và thực tế nghiên cứu của chuyên đề đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn là (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính nhằm mục tiêu khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dành để đo lƣờng các khái niệm, nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình có trƣớc, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các giáo sƣ, tiến sĩ trong hội đồng chấm luận văn và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh và giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ kiểm định, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo

lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp.

Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, thang đo sự hài lòng của của khách hàng khi sử dụng phần mềm cho nghiên cứu gồm 23 biến quan sát đo lƣờng 6 thành phần nhƣ sau:

2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hƣởng

STT Biến quan sát Mã hóa

Chức năng

1 PM đƣợc thiết kế tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính và

Chế độ kế toán CN1

2 Phần mềm kết xuất báo cáo ra các tích hợp tƣơng ứng nhƣ

Excel, Word, PDF dễ dàng, tiện lợi CN2

3

Phần mềm phù hợp với cả đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị sự nghiệp có thu, kể cả các đơn vị Hành chính sự nghiệp (HCSN) có hạch toán thuế GTGT, đặc biệt là đơn vị HCSN thuộc ngành y tế, giáo dục, lao động TB & XH, BHXH, nông nghiệp, thủy sản…

CN3

4 Phần mềm cảnh báo chi quá số tồn giúp kế toán kiểm soát việc

xuất quỹ âm CN4

5

Giao diện ngƣời dùng đƣợc thiết kế bằng hình ảnh trực quan, sinh động giúp ngƣời sử dụng tiếp cận phần mềm một cách dễ dàng, dễ học, dễ sử dụng.

CN5

6

Phần mềm có thể đối chiếu, kiểm soát tình hình thực hiện dự toán ngân sách chi tiết đến từng chƣơng, loại, khoản, mục, chi tiết theo từng nguồn vốn phát sinh và theo từng nhóm kinh phí.

STT Biến quan sát Mã hóa

7

Phần mềm hỗ trợ công cụ tìm kiếm chứng từ đa năng, tìm mọi thông tin liên quan đến chứng từ, chi tiết đến từng dòng chứng từ một cách nhanh chóng và trực quan.

CN7

8

Phần mềm hỗ trợ phân tích và kết xuất thông tin đa chiều: Một tài khoản có thể theo dõi theo một, hai hay đồng thời nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ nhƣ để theo dõi đƣợc tình hình chi trả cho nhà cung cấp, phần mềm có thể phân tích chi tiết đến từng yếu tố nhƣ trả cho nhà cung cấp nào, dùng nguồn ngân sách nào để chi, các mục chi theo Mục lục Ngân sách, từng hợp đồng, từng dự án, từng công việc cụ thể...

CN8

An toàn dữ liệu

9 Cho phép bảo mật bằng mật khẩu và phân quyền cho ngƣời sử

dụng có quyền hay không có quyền thực hiện các thao tác thêm, sửa, xoá, nạp dữ liệu & in ấn...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)