5 .Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên tạ
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối vớ
với thanh niên và công tác thanh niên
3.2.2.1. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Thành phố
Theo sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh và Thành phố hiện nay đối với Phòng Nội vụ đã được bổ sung thêm 01 biên chế kiêm nhiệm phụ trách CTTN, trong điều kiện hiện tại phân công 01 lãnh đạo phòng kiêm nhiệm cùng phụ trách chỉ đạo công tác này
Trong thời gian tới, với nhiều vấn đề đặt ra cho CTTN và QLNN về CTTN tại Thành phố cũng cần phải tính toán, bố trí 01 lãnh đạo phòng chỉ đạo, 01 chuyên viên chuyên trách theo dõi mảng CTTN. Ủy ban nhân dân Thành phố cũng phân công rõ Phó Chủ tịch UBND phụ trách nội dung QLNN về CTTN; nên thành lập Hội đồng CTTN để phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo CTTN và thực hiện các chương trình hành động UBND tỉnh, UBND thành phố về CTTN.
Đối với các xã, phường trước mắt thành lập Hội đồng CTTN như một cơ chế liên nghành của địa phương để giúp UBND các xã, phường thực hiện chức năng QLNN về CTTN. Hội đồng do 01 Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch gồm 02 đồng chí là Bí thư Đoàn và nên bố trí 01 cán bộ văn hóa – thông tin. Thành viên gồm các đơn vị liên quan như cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Dân số - Gia đình, Ban Chỉ huy quân sự, Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh cùng tham gia. lãnh đạo Ban Điều hành các Tổ Dân phố, thôn, buôn. Hiện nay, để bố trí cán bộ chuyên trách của xã – phường phụ trách công tác thanh niên cũng sẽ là điều khó khăn, do đó có thể phân công cán bộ văn hóa – thông tin kiêm nhiệm công tác này. Thực tế việc phân công như vậy cũng sẽ hơi trái tuyến đối với ngành dọc nhưng do ở cấp phường không có cán bộ phụ trách công
tác nội vụ. Điều căn bản ở đây là xã, phường phát huy tốt vai trò của Hội đồng công tác thanh niên, Ban Điều hành các Tổ Dân phố, thôn, buôn, tổ nhân dân trong nắm bắt tình hình thanh niên của từng tổ dân phố, thôn buôn, để tham mưu cho UBND xã, phường trong công tác thanh niên.. Một khi nhận thức đã được thống nhất và nâng cao, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, cốt cán ở từng địa bàn dân cư được xác định thì sẽ có tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt công tác QLNN đối với công tác thanh niên ở từng cấp thấp nhất.
3.2.2.2. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đối ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên
Trước hết là phải quan tâm đến công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, người thực hiện công tác QLNN đối với CTTN của Thành phố. Ủy ban Nhân dân thành phố cần xây dựng Kế hoạch về công tác cán bộ QLNN về CTTN của thành phố, xác định đầy đủ những tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chuyên môn phải được đào tạo trình độ Đại học – Cao đẳng những chuyên nghành phù hợp như giáo dục, sư phạm, văn hóa, nghệ thuật, luật, hành chính…có kiến thức kỹ năng, khả năng am hiểu về tình hình thanh niên, phong trào thanh niên, nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm thanh niên, trong độ tuổi thanh niên, hoặc đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thì tuổi đời vừa phải, không quá 40, ưu tiên những người có kinh nghiệm và trải qua hoạt động hoặc làm cán bộ lãnh đạo trong tổ chức Đoàn, Hội.
Tiếp theo là bố trí cán bộ phù hợp trên cơ sở rà soát đội ngũ cán bộ người khác nói chung, có thể phân công, điều động từ hệ thống tổ chức Đoàn, cũng có thể tuyển sinh viên mới ra trường, ưu tiên những sinh viên đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, cán bộ đã và đang trong diện quy hoạch dài hạn của thành phố. Căn cứ theo quy hoạch để có thể thay đổi, bổ sung nguồn cán bộ khi cần thiết. Nên tránh việc bố trí những cán bộ đang chờ sắp xếp, không thể bố trí cao hơn, hoặc không còn khả năng phát triển để làm CTTN.
Về chế dộ chính sách đào tạo, bồi dưỡng QLNN về CTTN dù đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước nhưng thực tế nội dung còn khá mới mẻ, hệ thống pháp luật đang hoàn thiện, chính sách của thành phố chưa thật sự đồng bộ nên đội ngũ cán bộ làm công tác này của chính quyền còn khá lúng túng. Vì vậy UBND thành phố cần khẩn trương hoàn thiện các chính sách, nội dung QLNN về CTTN trên địa bàn thành phố, đề xuất với tỉnh, Trung ương nhanh chóng xây dựng chương trình tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về CTTN.
Nội dung bồi dưỡng chuyên môn bao gồm chính sách pháp luật đối với thanh niên và CTTN, các văn bản, kế hoạch về CTTN của chính phủ, nội dung cụ thể QLNN về CTTN. Ngoài ra cũng phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng như đã đặt ra ở trên; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện định kỳ hằng năm, có thể kết hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trong Hội nghị tổng kết công tác QLNN về CTTN hằng năm.
Ngoài ra các chế độ chính sách như lương, phụ cấp, quy hoạch, phát triển của cán bộ làm công tác QLNN về CTTN cũng phải được đảm bảo để tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ cán bộ hết độ tuổi thanh niên hoặc phù hợp để làm CTTN. Ngoài kinh phí cấp cho từng biên chế chi thường xuyên như lương, chi phí hành chính… thì ngân sách thành phố và từng địa phương có sự điều tiết phân bổ cho Phòng Nội vụ và tại các xã, phường làm đầu mối tiếp nhận quản lý để tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác trực tiếp liên quan đến QLNN về CTTN như nghiên cứu, dự báo, lập kế hoạch; ngân sách đầu tư cho các thiết chế văn hóa cho thanh niên, giáo dục bồi dưỡng tài năng trẻ, đào tạo nghề, một số chương trình, dự án về thanh niên; hợp tác quốc tế về CTTN.
3.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên
Tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, loa phát thanh, bản tin, sinh hoạt tổ dân phố, tờ rơi…tổ chức lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội. Công tác biên soạn, biên tập tài liệu liên quan đến QLNN về CTTN cần được quan tâm đầu tư nghiên cứu trên phương diện lý luận, các nội dung phải được cập nhật thường xuyên, xây dựng và mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên, trong đó chú trọng đến việc tập huấn và nội dung tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên, tạo ra các kênh giao tiếp giữa cơ quan QLNN về thanh niên với thanh niên.
3.2.2.4. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho thanh niên trong học tập, lao động và việc làm
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên đi đầu trong xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện để thanh niên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng, phát triển các sân chơi trí tuệ, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo bằng nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên trong thành phố đặc biệt là với thành phố có nhiều dân tộc thiều số sinh sống như hiện nay.
Cần phải tập trung đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm trong thành phố, đặc biệt quan tâm chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, chương trình, giáo trình cho Trung tâm hướng nghiệp, các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Việc tạo điều kiện cho thanh niên trong lao động đòi hỏi các cấp chính quyền và tổ chức Đoàn cần phải thật sự chú trọng và xác định rõ đây là một trong những nội dung quan trọng tạo nên sự gắn bó giữa thanh niên với tổ
chức. vì vậy thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới cần phải được triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp cụ thể như:
- Nhóm các chính sách, giải pháp, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là nhóm giải pháp tạo ra được nhiều việc làm mới cho thanh niên và là nhóm quyết định kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên hằng năm. Cần phải ban hành các quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, giữ vững sự ổn định trật tự xã hội, an ninh chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, trang trại để thu hút thanh niên vào làm việc.
- Nhóm các chính sách, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động: Hoạt động vay vốn giải quyết việc làm, tiếp tục phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội giải ngân các nguồn vốn cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, học sinh, sinh viên đang tham gia học tập tại các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Trung tâm…Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức tư vấn thường xuyên tại trung tâm dich vụ việc làm của thành phố, tổ chức tư vấn lưu động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các xã, phường nơi người lao động đang cư trú…
Vai trò của thanh niên là rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả nước đang ra sức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chung tay xây dựng nông thôn mới, tuổi trẻ Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi Ủy ban Nhân dân thành phố và các địa phương cần có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm, thu nhập và làm giàu ngay tại nơi cư trú, giảm áp lực cho khu vự đô thị trước sự chuyển dịch lao động từ nông thôn
lên thành phố. UBND thành phố cần phải đầu tư, chỉ đạo thực hiện Đề án vận động trí thức trẻ, bác sỹ, giáo viên trẻ về công tác tại các xã khó khăn với các chính sách ưu đãi về thu nhập, cơ hội và điều kiện phát triển sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.2.5. Hoàn thiện chính sách, quy định và thực hiện tốt chính sách pháp luật Quản lý nhà nước đối với hợp tác quốc tế về công tác thanh niên
- Để thực hiện tốt chính sách, pháp luật QLNN đối với hợp tác quốc tế về CTTN trong thời gian tới Phòng Nội vụ cần tham mưu cho UBND thành phố ban hành và thực hiện quy chế QLNN đối với hợp tác quốc tế về CTTN. Trong đó quy định cụ thể nội dung quản lý, nội dung hợp tác quốc tế về CTTN, chủ thể chịu trách nhiệm làm đầu mối quản lý, liên lạc, tiếp nhận tổ chức các hoạt động này.
- Định kỳ hằng năm tổ chức bồi dưỡng chính sách, pháp luật, kỹ năng, nhất là kỹ năng ngoại ngữ, nghiệp vụ về hợp tác quốc tế về CTTN và QLNN đối với CTTN cho cán bộ phụ trách quản lý CTTN, cán bộ Đoàn, Hội…Đầu tư, đổi mới công tác dạy ngoại ngữ trong trường học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh việc dạy và học ngoại ngữ tại các Trung tâm ngoại ngữ, tăng cường các chương trình phát thanh, truyền hình ngoại ngữ của Đài tiếng nói Nhân dân, Đài truyền hình thành phố để góp phần nâng cao ngoại ngữ cho thanh niên.