Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 73)

5 .Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên

1.2.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên

1.2.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Một là, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác thanh niên; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên. Các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp) căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đều tiến hành công tác thanh niên (thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến luật pháp, chính sách thanh niên hoặc liên quan đến thanh niên);

Hai là, ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, công tác thanh niên cũng đồng thời là công tác của Đảng, do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Thực hiện đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, các tổ chức đều có nhiệm vụ tiến hành công tác thanh niên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình đó, bằng luật pháp, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy và nguồn lực, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, đồng thời điều phối các chủ thể xã hội khác trong tiến hành công tác thanh niên. QLNN đối với công tác thanh niên thông qua các chủ thể xã hội hay sự tham gia của các chủ thể xã hội, như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác và các đoàn thể nhân dân...là đặc điểm rất đặc thù của QLNN đối với công tác thanh niên ở Việt Nam. QLNN đối với công tác thanh niên là một loại quản lý tổng hợp, đa diện và rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hoà, thống nhất rất cao giữa các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp), giữa các bộ phận trong cùng một ngành (ví dụ: giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong ngành hành pháp), giữa các cấp (từ TW đến cơ sở), giữa các chủ thể tiến hành công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng;

Ba là, QLNN đối với công tác thanh niên không chỉ là quá trình áp dụng các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng thời là quá trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục. Nói cách khác, trong QLNN đối với công tác thanh niên, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính, phương pháp kinh tế (đôi khi chỉ là thứ yếu), Nhà nước còn sử dụng (có khi là chủ yếu) phương pháp giáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động.

1.2.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên

- QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN; vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của hành chính nhà nước; chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan chính trị nhằm đạt được mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân. Cơ quan nhà nước được giao quyền QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh hàng năm của các cấp, các nghành.

- QLNN về CTTN đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và CTTN; vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành chình nhà nước là định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã hội (Thông qua ban hành các văn bản lập quy); Hướng dẫn và tổ chức thự hiện Hiếp pháp, luật, chính sách…, kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật, nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa với hiệu quả cao nhất.

- Quản lý nhà nước về CTTN duy trì và thúc đẩy thanh niên và công tác thanh niên phát triển theo định hướng; để thực hiện tốt hai vai trò duy trì và thúc đẩy thanh niên và CTTN phát triển theo định hướng, cơ quan nhà nước

được giao quyền QLNN về CTTN có trách nhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và CTTN, duy trì và phát triển các nguồn lực, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời khắc phục những hạn chế trong CTTN.

- Quản lý Nhà nước về CTTN đảm bảo cung cấp dịch vụ trong phạm vi, lĩnh vực công tác thanh niên; cùng với sự phát triển của xã hội cũng như của thanh niên thì vai trò này càng trở nên quan trọng và mở rộng. Tuy nhiên việc cung cấp các dịch vụ công trong phạm vi, lĩnh vực CTTN không chỉ do nhà nước đảm nhiệm mà còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của thanh niên, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục…

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Theo quy định của Luật Thanh niên,nội dung QLNN về công tác thanh niên bao gồm: a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên; b) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên; c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; d) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên.

Tuy nhiên, trong thực tiễn đặt ra các vấn đề cụ thể mà Nhà nước cần quan tâm để thực hiện hiệu quả, hiệu lực chức năng QLNN đối với công tác thanh niên.

1.2.3.1. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên

Trong giai đoạn hiện nay, để quản lý có hiệu quả công tác thanh niên, Nhà nước định kỳ tiến hành các nghiên cứu cơ bản và dự báo tình hình thanh niên, trên cơ sở đó hoạch định các chính sách, luật pháp thanh niên để nắm

chắc mọi mặt tình hình thanh niên bằng các nghiên cứu cơ bản về thanh niên; đưa ra các chỉ số dự báo về tình hình thanh niên; trên cơ sở đó đưa các vấn đề thanh niên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành. Công tác nghiên cứu, dự báo và lập kế hoạch là một trong các tiền đề rất quan trọng và cần thiết của QLNN đối với thanh niên.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của BCH TW Đảng khóa VII về CTTN trong thời kỳ mới tháng 01/1993 đã xác định nhiều nội dung quan trọng, trong đó Nghị quyết một lần nữa khẳng định “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ CTTN; các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở lãnh đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch CTTN” [3]. Đặc biệt, Nghị quyết số 04 chỉ rõ: Nhà nước ban hành và hoàn thiện các chính sách về thu nhập, việc làm, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe và các chính sách kinh tế - xã hội khác vì sự phát triển của thế hệ trẻ; lập cơ quan phụ trách CTTN của Chính phủ.

Tổng kết, kế thừa Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH TW Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tiếp tục khẳng định “Nhà nước quản lý thanh niên và CTTN; thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của các cấp, các ngành” [4]. Ngày 16/4/2010, Bộ chính trị ban hành Thông báo số 327-TB/TW đồng ý Đề án Tổ chức bộ máy QLNN về CTTN. Thông báo số 380-TB/TW ngày 23/9/2010 của Ban bí thư kết luận về năm Thanh niên 2011, tiếp tục đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền “Củng

cố, kiện toàn cơ quan QLNN về CTTN; rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật về chính sách liên quan đến thanh niên và CTTN” [2].

Từ các phân tích trên có thể khẳng định rằng, qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng khác nhau, Đảng đã không ngừng phát triển đến hoàn thiện tư duy lý luận và nhận thức về CTTN cũng như lý luận, nhận thức về sự cần thiết phải tăng cường QLNN đối với CTTN, từ chỗ các cấp chính quyền chỉ rõ trách nhiệm tham gia CTTN đến chỗ CTTN là một trong các nhiệm vụ của các cấp chính quyền; từ chỗ các cấp chính quyền chỉ tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho Đoàn hoạt động đến chỗ có trách nhiệm thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên và CTTN, tổ chức bộ máy chăm lo CTTN, phối hợp với Đoàn thanh niên, các nghành, đoàn thể và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho Đoàn thanh niên tham gia QLNN đối với CTTN.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên

- Xây dựng bộ máy QLNN về công tác thanh niên:

Ngay sau khi Cách mạng tháng tam thành công, giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là quản lý CTTN; ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với 15 bộ, trong đó Bộ Thanh niên (xếp thứ 5 trong 15 bộ). Tiếp đó, ngày 01/01/1946, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ theo hướng mở rộng với 18 bộ, trong đó Bộ Thanh niên (xếp thứ 6 trong 18 bộ).

Sau nhiều lần thây đổi, sát nhập tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, Chính phủ ban hành Nghị định 41-CP năm 1993 về thành lập Ủy ban Thanh niên Việt Nam, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ QLNN về CTTN của cơ quan này; năm 1998 Thủ tướng ban hành Quyết định số 36/1998/QĐ-TTg

tổ chức lại Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam được ban hành theo Quyết định 93/1998/QĐ-TTg ngày 14/5/1998 làm cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua hơn 30 năm đổi mới, đến nay Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đối với thanh niên và CTTN như đã quyết định chọn năm 2000 và năm 2001 là “Năm Thanh niên”, quy định lấy tháng ba hàng năm là “Tháng Thanh niên”, đã ban hành chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 và chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn từ năm 2011 đến 2020; Quốc hội thông qua Luật thanh niên vào tháng 11 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên, trong đó xác định địa vị pháp lý của Ủy ban Quốc gia Thanh niên Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng dối với thanh niên như: Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiên Nghị quyết số 25 của BCH TW Đảng khóa X, xây dựng Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015.

Đặc biệt, một thay đổi quan trọng là việc xây dựng bộ máy cơ quan chuyên trách QLNN đối với CTTN đã dược xác định và thành lập từ Trung ương tới địa phương:

Thủ tướng ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ QLNN về CTTN; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1471/QĐ-TTg ngày 13/8/2010 về việc thành lập Vụ công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ để giúp Bổ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng QLNN về CTTN.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10/02/2011 hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện về CTTN, theo đó bổ sung

nhiệm vụ và thành lập Phòng CTTN trực thuộc Sỏ Nội vụ cấp tỉnh và bổ sung biên chế làm CTTN của Phòng Nội vụ để giúp UBND cấp huyện theo dõi, thực hiện chức năng QLNN đói với CTTN.

- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về CTTN là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về CTTN. Năng lực, trình độ của của cán bộ, công chức là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về CTTN. Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy với công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng trong công tác tham mưu của cán bộ, công chức hướng tới mục tiêu là tạo ra sự thay đổi về chất lượng trong tham mưu các nhiệm vụ đối với CTTN. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kịp thời trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức; trong đó cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức khi được giao trách nhiệm tham mưu về công tác thanh niên.

- Tuyên truyên, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên:

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm

của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào đời sống.

+ Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành vi, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ pháp luật của thanh niên, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, hạn chế vi phạm pháp luật, mặt khác trang bị kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên, không ngừng tăn cường, củng cố việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong thanh niên, góp phần xây dựng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, phát huy vai trò, trách nhiệm và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin về công tác thanh niên: Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin về CTTN trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 73)