Phối hợp và huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 98)

5 .Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên tạ

3.2.4. Phối hợp và huy động sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính

thống chính trị và các tổ chức xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Đối tượng là Toàn thể cán bộ trong hệ thống chính trị, đặc biệt chú ý các cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cán bộ, công chức được phân công phụ trách công tác QLNN đối với CTTN.

Có thể khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CTTN đối với sự nghiệp cách mạng cũng như quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Song, không ít cấp ủy, chính quyền chưa thật sự coi trọng CTTN, coi CTTN là việc của Ban Dân vận, của tổ chức Đoàn, trong nhiều chính sách thực hiện CTTN chủ yếu thể hiện qua vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của Đoàn. Để khắc phục triệt để tình trạng này tại một số cấp ủy, chính quyền, ban, nghành Thành phố và cơ sở, cần chú ý các vấn đề sau:

- Đối với ấp ủy: Với vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác thanh niên nói chung, công tác Đoàn nói riêng, cấp ủy cấp trên thường xuyên quán triệt, chỉ đạo cấp ủy cấp dưới, Ban Cán sự Đảng UBND cùng cấp hoặc qua đảng viên lãnh đạo chính quyền, trong báo cáo, đánh giá kết quả công tác năm của mỗi cấp ủy phải đánh giá chất lượng CTTN, thực hiện nghiêm túc quy định đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng định kỳ có xem xét tiêu chí chất lượng tổ chức Đoàn cùng cấp; phân công Thường vụ, Thường trực cấp ủy phụ trách CTTN một cách có trách nhiệm, phân công đảng viên có năng lực, kinh nghiệm, tình cảm đối với thanh niên và CTTN, phụ trách QLNN đối với CTTN; kết quả của CTTN cùng cấp sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên; định kỳ hằng năm tiến hành sơ kết kết quả thực hiện Nghị quyết 25 của Hội nghị BCH

Trung ương Đảng lần thứ VII, khóa X, tránh tình trạng tiến hành sơ kết, tổng kết khi có sự chỉ đạo của Trung ương.

- Đối với Ủy ban Nhân dân và các cơ quan nhà nước, cơ quản quản lý hành chính nhà nước các cấp thống nhất nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm của Nhà nước trong QLNN đối với CTTN, sự cần thiết tổ chức cơ quan chuyên trách QLNN đối với CTTN, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào tổ chức hoạt động của các tổ chức Đoàn – Hội – Đội. Nhận thức này là một quá trình được đúc kết và kiểm nghiệm qua thực tiễn.

- Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các cấp nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể, ý thức và nắm rõ quyền, trách nhiệm của mình trong tham gia QLNN và xã hội, trong đó có QLNN đối với CTTN, thực hiện tốt các nội dung công tác phối hợp liên quan đến CTTN. Riêng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, cán bộ và các thành viên của tổ chức cần nâng cao nhận thức về tổ chức và hoạt động của mình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý của Nhà nước, Đoàn thực hiện tốt vai trò tham gia QLNN và xã hội liên quan đến thanh niên và CTTN, nhưng không bao biện, làm thay việc của các cơ quan nhà nước, biết từ chối những công việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để đòi hỏi sự trách nhiệm của các cơ quan QLNN liên quan. Theo đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trên một số mặt cơ bản sau: phối hợp với cơ quan QLNN nắm, nghiên cứu, dự báo, tổng hợp, phân tích tình hình thanh niên theo từng đối tượng, nhất là thanh niên đã vào Đoàn hay chịu sự tác động của Đoàn; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên với những phương thức khác nhau: chủ động xây dựng và đề xuất, trình các cơ quan QLNN có thẩm quyền, tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách cho thanh niên; kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên; tham gia hợp tác quốc tế về thanh niên và công tác thanh niên, cùng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân.

- Quản lý nhà nước đối với CTTN cần có sự tham gia của các chủ thể xã hội như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác là điểm đặc thù, phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta. Nhưng với tầm quan trọng đặc biệt của thanh niên và CTTN nên nhà nước không thể thực hiện chức năng quan lý thanh niên một cách độc lập mà phải tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ với mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội.

- Nghiêm túc thực hiện tốt cơ chế, quy chế phối hợp giữa cơ quan QLNN đối với CTTN với cơ quan tư vấn về thanh niên và công tác thanh niên của các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan QLNN đối với CTTN đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng tác động đến sự phát triển, phát huy thanh niên trong lĩnh vực giáo dục, lao động việc làm, sức khỏe, văn hóa, quốc phòng an ninh; xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Huy động nguồn lực xã hội, đầu tư ngân sách thỏa đáng để đẩy mạnh dạy nghề nghiệp, phổ cập sơ cấp nghề nghiệp cho thanh niên; chú trọng gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề kỹ thuật cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động; tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay vốn, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp cho thanh niên.

Ngoài ra, các cơ quan QLNN từ Thành phố đến cơ sở phải tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức tự phát, tổ chức thanh

niên trong tôn giáo và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tác động đến đối tượng thanh niên, đảm bảo đúng quy định về thành lập Hội của pháp luật, phối hợp với các cơ quan chức năng khác ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả đối với các tổ chức bất hợp pháp, tổ chức phản động nhằm lôi kéo thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)