5 .Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
1.1. Thanh niên và công tác thanh niên
1.1.2. Công tác thanh niên
1.1.2.1. Khái niệm công tác thanh niên
Công tác thanh niên là công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên hoặc thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên, có nhiều cách hiểu về công tác thanh niên như:
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, năm 1999, thì công tác là “Công việc của nhà nước, của đoàn thể” hoặc “Thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể” [55, tr.874].
Theo Nghị định 120/2007/NĐ – CP của Chính phủ hướng đã thi hành một số Điều của Luật Thanh niên giải thích: “ Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều
kiện cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [32].
Theo tác giả Đào Ngọc Dung thì “Công tác thanh niên là hoạt động có mục đích của tổ chức tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi vốn có của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội” [15, tr.8].
Tại Việt Nam, CTTN là một bộ phận quan trọng trong công tác quần chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phát triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy có thể hiểu CTTN là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một đối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu xác định của Đảng cầm quyền và được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước.
Từ ngững phân tích trên, khái niệm về công tác thanh niên được hiểu là: Công tác thanh niên là hoạt động có mục đích của tổ chức hợp pháp tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của thanh niên và của xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm công tác thanh niên
Thứ nhất, công tác thanh niên mang tính chính trị và tính giai cấp: Ở Việt Nam, kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác thanh niên là hoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận trong hoạt động của mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng; Đảng luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là
lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc [3].
Thứ hai, công tác thanh niên là hoạt động tự giác, nhiều chủ thể và nội dung phong phú:
- Theo khái niệm trên đây, các tổ chức hay các chủ thể của công tác thanh niên được xác định là các tổ chức Đảng, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức hợp pháp khác và nhà trường. Do đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác thanh niên, cũng có nghĩa là lãnh đạo các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên. Đặt công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước càng khẳng định rõ “công tác thanh niên là một loại hoạt động tự giác, có mục đích chính trị và mục tiêu xã hội rõ ràng, không phải ai, tổ chức nào muốn làm gì và làm như thế nào đối với thanh niên cũng được”.
- Để đạt được mục tiêu của công tác thanh niên, mỗi chủ thể khác nhau đều xác định cho mình những nội dung hoạt động cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình và tuân thủ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan nhà nước tiến hành công tác thanh niên thông qua việc hoặch định, ban hành, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên; tổ chức các nghiên cứu cơ bản về thanh niên; xây dựng bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thanh niên; đầu tư ngân sách cho công tác thanh niên; điều phối và phối hợp với các tổ chức khác trong công tác thanh niên. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức hợp pháp khác tiến hành công tác thanh niên thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách,
luật pháp thanh niên, tham gia giáo dục thanh niên về đức, trí, thể, mỹ, góp phần định hướng, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, trở thành những công dân tốt. Do đó, công tác thanh niên đồng thời là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành; là quá trình đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách mạng, đồng thời là quá trình định hướng giúp thanh niên tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Thứ ba, về quan hệ giữa công tác thanh niên và công tác Đoàn:
- Trong thực tế, khái niệm công tác thanh niên thường được hiểu trùng lặp với công tác Đoàn. Tuy nhiên, xét về bản chất, nội hàm của khái niệm công tác Đoàn hẹp hơn nội hàm của khái niệm công tác thanh niên. Công tác Đoàn chỉ là tổng thể các mặt hoạt động của Đoàn, do cấp bộ Đoàn tổ chức, có tác động đến các đối tượng thanh thiếu nhi, nhằm mục tiêu là hình thành lý tưởng chính trị cho thanh niên (tức là mục tiêu chính trị) và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên, đáp ứng nhu cầu của xã hội (tức là mục đích xã hội), góp phần giáo dục thanh niên trở thành những công dân tốt, những người đoàn viên TNCS, đoàn viên ưu tú và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
- Công tác thanh niên và công tác Đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Công tác Đoàn là một phần quan trọng của công tác thanh niên, thực chất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác Đoàn trở thành bộ phận nòng cốt trong công tác thanh niên. Giữa công tác Đoàn và công tác thanh niên luôn có sự khác biệt đáng kể, theo đó, đối tượng của công tác thanh niên bao gồm tất cả thanh niên với tư cách trước hết là một công dân, còn đối tượng của công tác Đoàn chủ yếu là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và những thanh niên có khả năng, điều kiện trở thành đoàn viên; chủ thể của công tác thanh niên bao gồm Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội, các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp và nhà trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, còn chủ thể của công tác Đoàn là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.