Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

5 .Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Có một số nhận thức về khái niệm QLNN đối với công tác thanh niên: Tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh viết“QLNN đối với công tác thanh niên là những hoạt động lập pháp, và lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động QLNN trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự phối hợp tất cả cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của Nhà nước…” [26, tr 143]. Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì "QLNN về công tác thanh niên là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên" [19, tr 87-88].

Mặt khác cũng có thể hiểu: “QLNN về công tác thanh niên là hoạt động QLNN trong phạm vi những công việc về giáo dục, hành chính, tổ chức của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước có liên quan đến thanh niên” hoặc

“QLNN về công tác thanh niên là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên; đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện và sự chi phối pháp luật của nhà nước” [20, tr 105-106].

Các khái niệm này về căn bản đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được đầy đủ tính đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong vế "nhân dân làm chủ" bao hàm cả sự tham gia QLNN và xã hội của nhân dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức đại diện. Căn cứ vào những cách hiểu đó và từ khái niệm QLNN như trình bày ở phần trên, thì QLNN đối với công tác thanh niên ở đây được hiểu là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác thanh niên. QLNN đối với công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc trưng là thanh niên; là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên; là hoạt động QLNN đối với công tác thanh niên trong bộ máy hành chính nhà nước; là hoạt động điều hành của Nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức trong công tác thanh niên. QLNN đối với công tác thanh niên bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức trong công tác thanh niên, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh niên

Trong thực tế luôn tồn tại vấn đề QLNN đối với công tác thanh niên hay QLNN đối với thanh niên. Về căn bản, đây là hai khái niệm có hai nội hàm khác nhau. QLNN đối với thanh niên và đối với công tác thanh niên cùng có chung chủ thể quản lý là nhà nước, nhưng khác nhau tương đối về đối tượng quản lý và phương pháp quản lý. Điều đó được thể hiện:

- Khi nói đến QLNN đối với thanh niên là nói đến QLNN thông qua hệ thống luật pháp, chính sách tác động trực tiếp tới những thanh niên cụ thể với

tư cách là những công dân. Những chính sách này thực tế đan xen trong chính sách chung của Nhà nước đối với công dân. Còn khi nói đến QLNN đối với công tác thanh niên là quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy tác động tới thanh niên với tư cách là một lực lượng xã hội là chính, được tập hợp trong các tổ chức và thông qua tổ chức và các chủ thể xã hội có vai trò trong hoạt động vận động, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thanh niên.

- Trong QLNN đối với thanh niên, đối tượng quản lý là thanh niên, còn trong QLNN đối với công tác thanh niên, đối tượng quản lý là những tổ chức, những cơ chế, quan hệ phối hợp trong công tác thanh niên. QLNN đối với thanh niên là quản lý trực tiếp của nhà nước đối với thanh niên, còn QLNN đối với công tác thanh niên là quản lý của nhà nước đối với thanh niên một cách gián tiếp thông qua tổ chức hay các chủ thể xã hội tác động tới thanh niên.

- Về phương pháp quản lý, nếu trong QLNN đối với thanh niên, phương pháp chính là mệnh lệnh mang tính quyền lực bắt buộc của chủ thể quản lý đối với khách thể của quản lý là thanh niên như những công dân, thì trong QLNN đối với công tác thanh niên, bên cạnh phương pháp mệnh lệnh, chủ thể quản lý hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua các chủ thể xã hội khác sẽ chú trọng đến phương pháp vận động, thuyết phục, tư vấn, hỗ trợ, giúp cho thanh niên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và tự giác tuân thủ pháp luật và các chính sách liên quan. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý còn thông qua các cơ chế, chính sách để điều phối và huy động các chủ thể xã hội khác tham gia vào quá trình vận động, giáo dục, định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu và muốn đề cập, QLNN đối với công tác thanh niênbao hàm cả sự quản lý của Nhà nước đối với thanh niên một cách trực tiếp như quản lý của Nhà nước đối với những công dân và sự quản

lý của Nhà nước đối với thanh niên một cách gián tiếp thông qua các tổ chức. Điều đó có nghĩa là, đối tượng quản lý của Nhà nước không chỉ là các cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan đến thanh niên, như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nhân đạo v.v. gọi chung là tổ chức, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên khác, mà còn là thanh niên (dưới góc độ này thì Nhà nước vừa quản lý trực tiếp thanh niên như những công dân, vừa quản lý gián tiếp thông qua các tổ chức và bằng tổ chức). Như đã phân tích ở phần trên, công tác thanh niên không phải là một loại hoạt động tự phát, ai muốn tranh giành, lôi kéo, tác động đến thanh niên thế nào cũng được, mà là loại hoạt động tự giác, có sự quản lý của Nhà nước bằng chính sách, pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chính trị là hình thành một thế hệ thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, phấn đấu cho sự phát triển của đất nước theo con đường XHCN.

Tóm lại, QLNN đối với công tác thanh niên là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên; là hoạt động QLNN đối với công tác thanh niên trong bộ máy hành chính nhà nước; là hoạt động điều hành của Nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức trong công tác thanh niên; các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh niên.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu QLNN đối với công tác thanh niên theo đơn vị hành chính của các cơ quan QLHCNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)