Hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 36 - 38)

Tại Điều 24. Luật hoạt động Chữ thập đỏ quy định: Nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ gồm: Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về hoạt động chữ thập đỏ; thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về hoạt động chữ thập đỏ; huấn luyện, bồi dưỡng người thực hiện hoạt động chữ thập đỏ; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ.

Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, điều chỉnh các nội dung hợp tác quốc tế về hoạt động nhân đạo và chữ thập đỏ; tham gia ký kết và thực thực thi các Công ước quốc tế thông qua công tác nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về luật nhân đạo quốc tế, triển khai các chương trình trong nước và hợp tác quốc tế thực thi các quy định của Công ước quốc tế về nhân đạo và sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ; ban hành văn bản quy định thẩm quyền Hội Chữ thập đỏ được tổ chức kêu gọi, ủng hộ đồng bào các quốc gia khác khi bị thiên tai nghiêm trọng.

Nhà nước tạo cơ chế cho Hội Chữ thập đỏ tham gia vào các hoạt động quốc tế, hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước cũng tạo điều kiện về kinh phí để Hội tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân đạo với các tổ chức quốc tế và các Hội quốc gia khác trên thế giới thông qua việc cử thành viên của Hội tham gia vào các diễn đàn quốc tế đa phương và song phương, các hội nghị, hội thảo có liên quan về các vấn đề nhân đạo, xã hội; tham gia thành viên các ủy ban quốc tế có liên quan; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối với Hội và cán bộ Hội; tranh thủ vận động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các Hội Chữ thập đỏ quốc gia trên thế giới đối với hoạt động nhân đạo và công tác chữ thập đỏ.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng chú trọng công tác bồi dưỡng và nâng cao nhận thức đối với cán bộ, hội viên của Hội về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, góp phần bảo vệ hòa bình, tiến bộ xã hội và thúc đẩy hợp tác quốc tế vì hòa bình và hữu nghị.

Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ hợp tác với 40 Hội quốc gia trên thế giới và khu vực. Hội là thành viên tích cực, có trách nhiệm của

Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế với 192 nước thành viên và của nhóm các Hội Chữ thập đỏ ASEAN với 11 nước thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)