Tổ chức bộ máy của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 49 - 54)

2.1.2.1. Trung ương Hội:

Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là cơ quan chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở cấp Trung ương; có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực nhân đạo, các chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Lãnh đạo Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch, lãnh đạo Trung ương Hội làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Khối các ban, đơn vị nghiệp vụ, gồm: Ban Chăm sóc sức khoẻ, Ban

Công tác xã hội, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý thảm họa, Ban Tài chính - Kế toán, Ban Tổ chức, Ban Truyền thông và Tình nguyện viên, Ban Đầu tư và phát triển nguồn lực, Cơ quan đại diện của Hội tại phía Nam, Thường trực Ban Kiểm tra, Trung tâm Đào tạo cán bộ và Văn phòng.

Khối báo chí, gồm: Báo Nhân đạo và Đời sống, Tạp chí Nhân đạo,

Truyền hình nhân đạo tổ chức và hoạt động theo quy chế do Thường trực Trung ương Hội phê duyệt; chịu sự quản lý theo quy định của pháp luật về báo chí và Quy chế của Hội.

Khối các trung tâm hoạt động, gồm: Trung tâm Điều dưỡng và Sơ cấp

cứu chữ thập đỏ Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam, Trung tâm Dân số, kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm Huấn luyện và Hỗ trợ sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, Trung tâm Khoa học, công nghệ và môi trường nhân đạo, Trung tâm Nghệ thuật tình thương, Trung tâm Nhân đạo Hoà Bình, Trung tâm Nhân đạo Hồng Đức, Trung tâm Nhân đạo Thịnh Phúc, Trung tâm Trợ giúp người cao tuổi và phát triển cộng đồng, Trung tâm Truyền thông về an toàn giao thông và sơ cấp cứu chữ thập đỏ, Viện Dưỡng lão và Chăm sóc trẻ em Đầm Diệu, Phòng khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ Đông Anh, Công ty Cổ phần Chữ thập đỏ, Công ty Cổ phần Hãng phim Nhân đạo. Các trung tâm trực thuộc được thành lập theo quyết định của Thường trực Trung ương Hội; tổ chức và hoạt động theo quy chế do Thường trực Trung ương Hội phê duyệt và chịu sự quản lý về chuyên môn của các ban, đơn vị liên quan Trung ương Hội.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chủ trương, nghị quyết, kết luận của Trung ương về hội quần chúng, Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” (phê duyệt Đề án ngày 25/01/2018) và Đề án “Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức” (phê duyệt Đề án ngày 06/4/2018).

Việc củng cố, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ quan Trung ương Hội theo hướng: Kiện toàn, sắp xếp tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, mối quan hệ công tác; một ban, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc, nhưng một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; tổ chức các ban, đơn vị theo khối công tác nhằm có sự phối hợp trong công việc tốt hơn và tận dụng tối đa lợi thế “sử dụng chung” các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu…

2.1.2.2. Tỉnh, thành Hội:

Cấp tỉnh, thành Hội được tổ chức theo cấp hành chính của nhà nước với 63/63 tỉnh, thành Hội, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành ra quyết định thành lập theo Điều lệ Hội và các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Tổ chức Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành và sự phối hợp chỉ đạo toàn diện của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Cấp tỉnh, thành Hội có các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ chủ yếu là:

+ Ban Công tác xã hội + Ban Chăm sóc sức khoẻ

+ Ban Truyền thông - Tình nguyện viên + Ban Kiểm tra

+ Văn phòng - Tổ chức - Thi đua khen thưởng

2.1.2.3. Huyện, quận Hội:

Hiện nay, 100% huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh trong cả nước

đều có tổ chức Hội, với cơ cấu số lượng phổ biến gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành Hội mới bố trí duy nhất 1 cán bộ chuyên trách cấp huyện và có những tỉnh chức danh Chủ tịch huyện Hội vẫn kiêm nhiệm.

Ở cấp huyện không lập các phòng, ban chuyên môn riêng mà cán bộ hoạt động theo hướng đa năng.

Các cấp Hội lập các trung tâm, mô hình hoạt động, các hình thức câu lạc bộ, theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí để phục vụ các hoạt động nhân đạo của Hội. Hiện nay, các cấp Hội trong cả nước có: 7 trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu, 1.189 cơ sở khám chữa bệnh nhân đạo, 2.876 tổ, phòng thuốc Nam miễn phí, 5.337 chốt, trạm, điểm sơ cấp cứu, 260 đội khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, 9.596 đội, nhóm, câu lạc bộ tình

nguyện viên, 33 đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh, 389 đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp xã.

2.1.2.4. Hội Chữ thập đỏ xã, phường:

Hiện có 98,91% xã, phường, thị trấn trong cả nước có tổ chức Hội và có cán bộ để thực hiện nhiệm vụ của Hội tại cơ sở và động viên, tập hợp quần chúng tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trên địa bàn. Hiện nay trong cả nước có 76,14% Chủ tịch Chữ thập đỏ cơ sở là chuyên trách và 23,86% Chủ tịch Chữ thập đỏ là kiêm nhiệm. [22, tr.4]

Dưới Hội Chữ thập đỏ xã phường là chi hội, được lập ở các bản, làng, thôn ấp và trong các cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)