Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Hội Chữ thập đỏ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 54 - 58)

Việt Nam

Theo Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hiện hành, thì cán bộ Hội là những người do đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, phân công, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Hội, được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội. Cán bộ Hội gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.

Hội Chữ thập đỏ được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về công tác cán bộ và các hoạt động: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có Đảng đoàn do Ban Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp quản lý. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” (năm 2010), Quốc hội ban hành Luật hoạt động chữ thập đỏ (năm 2008), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X và ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới” (năm 2018).

Tính đến cuối năm 2018 có 100% tỉnh, thành, quận, huyện, 98,91% xã, phường, thị trấn, 72% trường học có tổ chức Hội với trên 8 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ, trong đó:

- Có 4,5 triệu hội viên, được phân bổ theo giới tính và loại hình được nêu trong Biểu đồ 2.1 và 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.1: Phân bố hội viên theo giới tính

Biểu đồ 2.2: Phân bố hội viên theo loại hình hoạt động

- Cả nước có 3,4 triệu thanh, thiếu niên chữ thập đỏ, hoạt động tại trên 13 ngàn tổ chức Hội cơ sở, được phân bố lực lượng (nêu trong Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3: Phân bố lực lượng thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ

Nguồn: Báo cáo tổ chức Hội

Do yêu cầu, nhiệm vụ công tác nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ ngày càng phát triển, kết quả hoạt động của Hội ngày càng thiết thực, hiệu quả nên nhiều cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã tăng biên chế cán bộ 0 16/63 tỉnh, thành đang xây dựng kế hoạch tiếp tục tinh giảm cán bộ chuyên trách đối với Hội trong giai đoạn 2019-2021.

Thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, đến nay hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đã sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Theo đó, cấp ủy và chính quyền địa phương phân công lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội (gồm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở. Đội ngũ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cơ sở đại bộ phận nghỉ công tác do sự phân công của tổ chức, số ít tiếp tục làm việc theo chế độ bán chuyên trách hoặc kiêm thêm một số chức danh khác (làm Chủ tịch một số Hội đặc thù như Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Người cao tuổi…).

Cán bộ Trung ương Hội, cán bộ cấp tỉnh và huyện Hội là công chức, viên chức hưởng lương theo thang bảng lương của nhà nước và do ngân sách đảm bảo, cán bộ Hội cấp xã hưởng phụ cấp theo Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

2.1.3.1. Cán bộ Trung ương Hội

Trung ương Hội có 146 người. Theo phân cấp quản lý cán bộ, người đứng đầu Hội do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, giới thiệu để Đại hội và Ban Thường vụ Trung ương Hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội. Các chức danh Phó Chủ tịch Hội do Ban Bí thư quản lý, Ban Tổ chức và các ban đảng khác thẩm định, giới thiệu bầu vào chức danh Phó Chủ tịch Hội.

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các ban, đơn vị chuyên môn của Hội do Đảng đoàn, Thường trực Trung ương Hội xem xét bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và Quy chế về công tác cán bộ của Hội.

Cơ quan Trung ương Hội có 47 cán bộ trong biên chế, còn lại là hợp đồng lao động các loại.

2.1.3.2. Cấp tỉnh, thành:

Ban Thường vụ tỉnh, thành uỷ bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt đối với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành quyết định về số lượng và biên chế cán bộ.

Có 937 cán bộ chuyên trách công tác tại 63 tỉnh/thành, trung bình là 14,08 cán bộ/tỉnh, thành, với:

+ 706 cán bộ trong biên chế + 231 cán bộ hợp đồng

2.1.3.3. Cấp huyện, quận:

- Cấp huyện: có 1.674 cán bộ, trung bình là 2,43 cán bộ/huyện, quận, với: + 1.414 cán bộ trong biên chế

+ 260 cán bộ hợp đồng

- Có 86,08% cán bộ lãnh đạo là chuyên trách và 13,92% kiêm nhiệm

2.1.3.4. Cấp xã, phường:

- Cấp xã: có 11.248 cán bộ, với: + 8.565 cán bộ chuyên trách + 2.683 cán bộ kiêm nhiệm

Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở các cấp là những cán bộ của Đảng và Nhà nước được phân công, điều động sang làm công tác Hội. Những năm qua đội ngũ cán bộ của Hội đã khắc phục nhiều khó khăn, bất cập (nhất là về chế độ, chính sách), tận tuỵ, gắn bó với công tác của Hội, đã có cống hiến đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động của toàn Hội và việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân nhất là những người khó khăn, bất hạnh. Do đó, “Đảng và Nhà nước cần quan tâm, chăm lo về chế độ, chính sách đối với cán bộ Hội như cán bộ các Đoàn thể nhân dân, bồi dưỡng cán bộ Hội để tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đảng, chính quyền ở các cấp” [2, tr.2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với hội chữ thập đỏ việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)