TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 41 - 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A)

TẠI VIỆT NAM

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp từ lâu đã trở thành hoạt động kinh tế sôi nổi nhất trên thế giới và đƣợc coi là một trong các con đƣờng ngắn nhất cũng nhƣ hiệu quả nhất của hoạt động đầu tƣ bởi nó tiết kiệm đƣợc nguồn lực, thời gian và tránh đƣợc các rào cản.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo sức hút các dòng vốn mới. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang xem Việt Nam là thị trƣờng hấp dẫn để khai thác.

(Nguồn: IMAA)

Hình 2.1. Số lượng giao dịch M&A tại thị trường Việt Nam giai đoạn 1999- 2015

Theo thống kê của IMAA, giai đoạn 2009 – 2011 có khoảng 750 thƣơng vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam với tổng giá trị giao dịch ƣớc đạt 6,89 tỷ USD. Giai đoạn 2012 - 2015, tổng giá trị các vụ việc mua bán, sáp nhập tăng khá cao, đạt khoảng 11,13 tỷ USD. Mặc dù có sự gia tăng về giá trị các thƣơng vụ nhƣng so với các nƣớc khác trong khu vực thì quy mô các thƣơng vụ M&A tại thị trƣờng Việt Nam tƣơng đối nhỏ.

Xét về số lƣợng thƣơng vụ M&A, nếu nhƣ giai đoạn trƣớc yếu tố nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng tới 66% về giá trị và 77% về số lƣợng giao dịch M&A tại Việt nam thì giai đoạn 2012- 2015, yếu tố nƣớc ngoài chỉ còn chiếm tỷ trọng cao về giá trị giao dịch với khoảng 68%, tỷ trọng về số lƣợng giao dịch đã giảm xuống dƣới 30%. Điều này phản ánh tác động của chƣơng trình tái cấu trúc nền kinh tế đang đƣợc nhà nƣớc đẩy mạnh, trong đó nổi bật là Đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015 cũng nhƣ Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, các thƣơng vụ M&A doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài (inbond deals) vẫn còn ở mức tƣơng đối thấp với khoảng 10 thƣơng vụ/năm.Trong đó, một số thƣơng vụ M&A đáng chú ý phải kể đến nhƣ Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka – một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand; Tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO… Bƣớc sang năm 2016, hoạt động mua bán và sáp nhập tiếp tục diễn ra sôi động tại thị trƣờng Việt Nam với nhiều thƣơng vụ lớn. Tổng giá trị M&A nửa đầu năm 2016 đạt trên 3 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong phần lớn thƣơng vụ, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn đóng vai trò là bên mua, trong đó top 3 giao dịch giá trị lớn nhất, quy mô hơn tỷ USD thuộc về các nhà đầu tƣ Thái Lan với các thƣơng vụ mua lại Big C Việt Nam, đầu tƣ vào tập đoàn Masan và hoàn tất mua hệ thống bán lẻ Metro.

Xét về tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị M&A, những năm qua thì ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản và tài chính ngân hàng là những ngành nổi bật về số lƣợng và giá trị của hoạt động M&A tại Việt Nam. Đặc biệt, khi đề án 254 về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 đƣợc thông qua, làn sóng M&A các ngân hàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết thông qua hình thức sáp nhập. Năm 2016 là năm ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lƣợng các nhà bán lẻ nƣớc ngoài gia nhập thị trƣờng, các cơ sở bán lẻ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mới đƣợc mở, nhất là sự thâm nhập của Thái Lan và đặc biệt là các thƣơng vụ trong năm 2016 khiến ngành bán lẻ trở thành một hiện tƣợng điển hình trên thị trƣờng M&A Việt Nam. Điều này cho thấy xu hƣớng tiếp tục khai phá thị trƣờng hơn 90 triệu dân ở Việt nam luôn là chiến lƣợc cốt lõi mà các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ trong và ngoài nƣớc đang thực hiện.

Về tổng thể, M&A ở Việt Nam đang và sẽ diễn ra theo các xu hƣớng khác nhau: Một là, xu hƣớng M&A giữa các công ty qui mô lớn nƣớc ngoài hoặc trong nƣớc với nhau. Hai là, xu hƣớng mua bán lại những công ty thua lỗ, phá sản thành công ty con của những công ty mẹ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nếu công ty đó có lợi thế về đất đai hoặc các điều kiện thuận lợi nào đó về ƣu đãi thuế vàhoạt động kinh doanh mà nó đang nhận đƣợc. Hình thức M&A đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ƣa chuộng là thực hiện mua lại cổ phần của các công ty liên doanh và của các công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Ðây là hình thức đầu tƣ vào nhau để trở thành đối tác chiến lƣợc nhằm tận dụng lợi thế của nhau cùng phát triển. Hoạt động M&A có yếu tố nƣớc ngoài xảy ra nhiều nhất ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, tiêu dùng và bán lẻ.

Các nhà nghiên cứu nhận định khu vực Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối

với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. ASEAN không chỉ trở thành thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ nhờ tầng lớp trung lƣu tăng mạnh mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn ƣa thích thị trƣờng lao động giá rẻ và trẻ tuổi ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Campuchia, Indonesia, Việt Nam… Đặc biệt, với việc cam kết bảo hộ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới đã tạo sự an tâm cho các nhà đầu tƣ ngoại khi khi rót vốn vào Việt Nam cũng các chuyển động chính sách gần đây nhƣ Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu đi vào cuộc sống, hàng chục nghị định quy định chi tiết thi hành các luật mới này có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nhiều giấy phép con đƣợc bãi bỏ, lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh có điều kiện đƣợc thu hẹp; các quy định về điều kiện kinh doanh rõ ràng, minh bạch hơn đang góp phần thúc đẩy dòng chảy M&A từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của thông điệp lên hành vi gắn kết của ngƣời dùng trên trang thƣơng hiệu trƣờng hợp facebook tại việt nam (Trang 41 - 44)