Đặc điểm hoạt động chovay cá nhân của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 26 - 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Đặc điểm hoạt động chovay cá nhân của NHTM

Cá nhân cũng là những khách hàng vay vốn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của họ rất đa dạng và phức tạp, dƣới đây là một số đặc điểm chính:

- Đối tượng vay vốn: các nhóm dân cƣ khác nhau về thu nhập,giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, thói quen sẽ có những nhu cầu vay vốn khác nhau.

+ Những ngƣời có thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng của họ thƣờng bị hạn chế bởi họ rất tần tiện trong việc cân đối giữa thu nhập - chi tiêu. Ngƣợc lại họ cố gắng tìm cách vay mƣợn để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà không có khả năng đáp ứng bởi sự hạn chế cho vay của thu nhập. Khi có nhu cầu vay vốn phát sinh thì họ cũng phải tính toán rất kỹ, dựa vào năng lực tài chính của mình và những dự định trong tƣơng lai.

ngƣời này có xu hƣớng tăng trƣởng ngày một mạnh. Mặc dù những ngƣời này có thể có những nguồn tài chính thực sự, song họ vẫn muốn vay mƣợn để mua sắm những hàng tiêu dùng lâu bền hơn.

+ Những ngƣời thu nhập cao: đối với nhóm ngƣời này tín dụng tạo điều kiện cho họ khoản phụ trợ kinh doanh linh hoạt và trợ giúp vào khả năng thanh toán, đặc biệt là khi tiền của họ bị trói chặt vào những khoản đầu tƣ dài hạn. Mặc dù sự vay mƣợn nhằm mục đích tín dụng chỉ thể hiện là một tỷ trọng nhỏ trong tổng số của cải họ tạo ra, nhƣng họ lại thƣờng đụng chạm đến những món lớn chính, do đó mà NH đặc biệt quan tâm đến nhóm KHCN này.

- Mục đích vay: Khách hàng cá nhân thƣờng có hai mục đích vay vốn: + Thứ nhất là cá nhân vay để bổ sung vốn kinh doanh: Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân đƣợc pháp luật thừa nhận, nhƣng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thƣờng có quy mô nhỏ.

+ Thứ hai là cá nhân vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng: Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống nhƣ mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học…

Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân hàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

- Mức độ cho vay: mức độ cho vay đối với KHCN thƣờng có quy mô nhỏ nhƣng số lƣợng các khoản vay ở các NHTM thƣờng lớn và thƣờng phân tán về mặt địa lí, do đối tƣợng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những ngƣời có thu nhập cao đến những ngƣời có thu nhập trung bình và thấp. Nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân lại rất đa dạng, vì khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí đƣợc nâng cao, ngƣời dân càng có nhu cầu vay Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. Vì vậy, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHCN cần đƣợc kiểm soát kĩ đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích.

- Chi phí cho vay: các NH thƣờng phải bỏ ra nhiều chi phí do các khoản cho vay KHCN thƣờng có quy mô nhỏ song số lƣợng các khoản vay này lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bƣớc trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.

- Kỳ hạn vay: thƣờng đƣợc xác định theo từng giai đoạn gắn với đặc điểm và nhu cầu vay vốn của KH, có thời hạn từ ngắn hạn, trung đến dài hạn.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất của các khoản vay KHCN thƣờng cao hơn các khoản vay khác của NHTM, nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn và có mức độ rủi ro cao. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KH cá nhân không cao. Tuy nhiên, khách hàng cá nhân thƣờng ít “nhạy cảm” với lãi suất cho vay, họ thƣờng chỉ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Do đó, khác với hầu hết các khoản cho vay kinh doanh lãi suất đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng, lãi suất cho vay cá nhân thƣờng đƣợc ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất đƣợc ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thƣờng đƣợc điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng.

- Bảo đảm tín dụng: Trong cho vay cá nhân, thông thƣờng các NH chỉ nhận đảm bảo bằng tài sản. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trƣớc khi cho vay tùy theo giá trị mức xin vay mà các NH có các hình thức và biện pháp thẩm định, mức cho vay tối đa thông thƣờng bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)