Kiến nghị với Hội sở chính Vietinbank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 99 - 104)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với Hội sở chính Vietinbank

Sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng phong phú, đa dạng và ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên nó cũng đặt ra những thách thức đối với ngân hàng bởi tính cạnh tranh quyết liệt, đồng nghĩa với những chính sách “thoáng” hơn cho khách hàng song hành yếu tố rủi ro luôn chực chờ ở vị trí không ai mong muốn. Do đó, Ngân hàng cần có những kế hoạch kinh doanh cụ thể, phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng, duy trì tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững.

Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trƣớc về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, nhƣ xác định đƣợc những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.

Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, mô hình quản lý tín dụng thống nhất từ Trụ sở chính đến chi nhánh, ban hành đồng bộ các quy chế, quy trình tín dụng chuẩn, để nâng cao chất lƣợng trong việc thẩm định quyết định cho vay phù hợp với mô hình độc lập giữa thẩm định và quyết định cho vay. Chỉnh sửa về cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của các chi nhánh tại các vùng, miền khác nhau.

Tổ chức tập huấn quy trình thẩm định, cấp tín dụng đến 100% cán bộ tín dụng và các cơ chế sẽ đƣợc ban hành trong thời gian đến để nâng cao chất lƣợng thẩm định, kiểm tra giám sát, quản lý rủi ro khoản vay, nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Xây dựng chính sách khách hàng theo các nhóm: khách hàng quan trọng, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, trên cơ sở đó ban hành các gói sản phẩm trọn gói cho các khách hàng lớn, nhóm khách hàng theo ngành, lĩnh vực kinh tế.

Tổ chức phân tích, đánh giá thƣờng xuyên đối với tình hình kinh tế, các lĩnh vực, các ngành kinh tế để xây dựng các giải pháp định hƣớng mở rộng tín dụng cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời phục vụ cung cấp thông tin cho công tác thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng.

Tiếp tục triển khai kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo điều hành tín dụng của các chi nhánh bằng cách tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên đề, xử lý kịp thời những vƣớng mắc, chỉ đạo rà xoát, chấn chỉnh, chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại sau thanh tra... đảm bảo đúng chế độ, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Xây dựng chế tài xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất phù hợp đối với CN để nợ xấu tăng cao và có cơ chế thi đua, khen thƣởng gắn với các chỉ tiêu nợ xấu, chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro nhằm khuyến khích CN nỗ lực thu hồi, xử lý, giảm thiểu nợ xấu. Đồng thời, NH cũng cần chú trọng xây dựng môi trƣờng làm việc, chuẩn hóa năng suất, trình độ tác nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân, những nhân tố ảnh hƣởng cùng với định hƣớng của Chi nhánh trong thời gian tới, nội dung chƣơng 3 đã xây dựng đƣợc các giải pháp nhằm tăng cƣờngkiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, chƣơng 3 cũng đề xuất các một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam để tạo điều kiện cho việc tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN - CN Đà Nẵng đƣợc hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của Vietinbank nói riêng luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Thời gian gần đây, nhiều dấu hiệu biến động thị trƣờng cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đang tăng lên, điển hình là thực trạng nợ xấu trong cho vay cá nhân đang có xu hƣớng gia tăng làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NHTM trong đó có NH TMCP Công Thƣơng CN Đà Nẵng. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và kiểm soát rủi ro trong cho vay ngành cá nhân là yêu cầu cấp bách của chi nhánh hiện nay. Trên cơ sở tiếp cận lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nội dung cơ bản sau:

1. Khái quát những lý luận cơ bản về RRTD trong cho vay cá nhân cũng nhƣ nghiên cứu tìm hiểu nội dung và các biện pháp nhằm tăng cƣờng kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng của NHTM.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Vietinbank Đà Nẵng, từ đó đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Chi nhánh.

3. Dựa trên cơ sở lý thuyết và phân tích đánh giá thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị mang tính toàn diện, thực tế nhằm tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Vietinbank Đà Nẵng.

Với những kết quả đạt đƣợc của luận văn, hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại Vietinbank Đà Nẵng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu với khuôn khổ thời gian và kiến thức của một luận văn thạc sỹ sẽ khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và ngƣời đọc góp ý để luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh (Chủ biên) - ThS. Lê Phƣơng Dung (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính, Đà Nẵng.

[2] PGS.TS. Lâm Chí Dũng, Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2010), Bài giảng quản trị ngân hàng 2, Đà Nẵng.

[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hồ Chí Minh.

[4] Peter.S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[5] Vietinbank Đà Nẵng,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013,2014,2015.

[6] Quy chế cho vay, sổ tay tín dụng, quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Vietinbank.

[7] Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội [8] Các văn bản pháp lý: Quyết định của Chính phủ, của NHNN, v.v...

[9] Trang wed www.vietinbank.vn, www.danang.gov.vn, www.sbv.gov.vn và các trang web khác có liên quan.

[10] Phạm Thị Thu Vân (2015)“Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNN&PTNT quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[11] Thân Thị Thanh Thảo (2010) “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Ðà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[12] Nguyễn Hữu Thế (2009) “Mở rộng hoạt động cho vay KH cá nhân tại Chi nhánh NH Công Thương khu vực Ba Đình”. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

[13] Đào Thị Thanh Thủy (2013) “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 99 - 104)