TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN CH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 40 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN CH

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - CN Đà Nẵng

a. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nguồn vốn của ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam luôn tăng trƣởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996 đạt bình quân 20%/năm.

Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank trải qua 3 giai đoạn :

- Giai đoạn 1: Tháng 07/1988- 1990

Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988 sau khi tách ra từ NHNNVN.

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Trung Ƣơng đƣợc hình thành bởi Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thƣơng nghiệp với vốn tự có ban đầu đƣợc Nhà Nƣớc cấp là 200 tỷ đồng. Các chi nhánh đƣợc lập ra trên cơ sở Phòng tín dụng Công thƣơng nghiệp - Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh, thành phố, một số chi nhánh tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế Công - Thƣơng nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1991-1996

chính có hiệu lực thi hành - đánh dấu bƣớc “phân định rõ chức năng của NHNN và ngân hàng kinh doanh”; ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trƣởng đã ký quyết định 402/QĐ thành lập tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, khẳng định Ngân hàng TMCP Công Thƣơng là một NHTM có thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập.

- Giai đoạn 3: Tháng 9/1996 đến nay

Ngân hàng Công Thƣơng đƣợc tổ chức lại theo mô hình tổng công ty Nhà nƣớc theo quyết định 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN.

Từ năm 2001 Vietinbank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý quy trình nghiệp vụ, hiện đại hoá Ngân hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ theo đề án cơ cấu lại Vietinbank đƣợc Chính phủ phê duyệt nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trong khu vực và quốc tế.

Cho đến thời điểm này, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam có hệ thống mạng lƣới trải rộng trên toàn quốc, bao gồm 1 Sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch. Vietinbank còn có: 9 công ty hạch toán độc lập, 5 đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó Vietinbank còn tự hào là thành viên chính thức của các tổ chức có uy tín nhƣ:

- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) - Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA)

- Hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng (SWIFT).

- Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER Quốc tế.

Vietinbank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Hiện tại, Vietinbank đã ký 8 hiệp định khung với các Quốc gia Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với trên 900 Ngân hàng, định

chế tài chính tại hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

b.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng

Tháng 11/1988, theo Nghị Định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống Ngân hàng - Ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Công Thƣơng đƣợc thành lập cùng với những chi nhánh phụ thuộc, theo đó Chi nhánh tại Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đƣợc thành lập. Năm 1991, theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam đổi tên thành Ngân hàng Công Thƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 01/01/1997, sau sự kiện chia tách tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam là Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh Quảng Nam.

Ngày 03/07/2009, NHNN nƣớc ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, do vậy chi nhánh Ngân hàng Công Thƣơng Đà Nẵng đƣợc đổi thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN - Chi nhánh Đà Nẵng là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng giám đốc, đƣợc kinh doanh những ngành nghề trong đăng ký kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, có con dấu riêng và trụ sở tại số 172 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh khê - Thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - CN Đà Nẵng

a. Chức năng, nhiệm vụ

Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điều lệ hoạt động của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng có những chức năng chủ yếu sau:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…

- Đầu tƣ vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.

- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nƣớc nhƣ tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…

- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ nhƣ: chuyển tiền điện tử trong nƣớc, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…

- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá.

- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dƣới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nƣớc.

- Thực hiện các dịch vụ khác.

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng có nhiệm vụ chính sau:

- Tổ chức huấn luyện nhân viên theo yêu cầu của các nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định của Tổng giám đốc.

- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành chế độ, thể lệ nghiệp vụ do Tổng giám đốc ban hành.

- Chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành.

b. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Vietinbank Đà Nẵng

Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Đà Nẵng bao gồm các phòng ban sau:

Phòng khách hàng doanh nghiệp: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

Phòng bán lẻ: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vi mô, siêu vi mô và khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

Phòng kế toán - điện toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,

Ban giám đốc Khối kinh doanh Phòng Tổng hợp và tiếp thị Phòng KH cá nhân Các PGD loại 2 Khối quản lý rủi ro Phòng KHDN Khối tác nghiệp Phòng kế toán giao dịch Khối hỗ trợ Phòng Tổ chức H/chính Khối các PGD Các PGD loại 1 Phòng tiền tệ kho quỹ

chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch. Trong phòng có tổ điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo qui định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, cất giữ tài sản, ứng và thu tiền cho Phòng giao dịch, thực hiện thu chi tiền mặt Việt Nam đồng và ngoại tệ trong nội bộ chi nhánh; thực hiện thu chi tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại phòng Kế toán.

Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc và qui định của NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

Phòng tổng hợp - tiếp thị: tham mƣu cho Ban Giám đốc trong các nghiệp vụ kế hoạch, dự báo kế hoạch kinh doanh, công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh. Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của CN, cân đối vốn kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm.

Phòng giao dịch loại 1: thực hiện các nghiệp vụ nhƣ huy động vốn, cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội dƣới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ NH bán lẻ.

Phòng giao dịch loại 2: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội dƣới mọi hình thức, cho vay cá nhân và doanh nghiệp siêu vi mô (doanh thu thuần của năm liền kề trƣớc đó là 5 tỷ trở xuống); là đầu mối khai thác, tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các tổ chức kinh tế xã hội và các loại hình dịch vụ NH bán lẻ.

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - CN Đà Nẵng

Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm với nhiều diễn biến phức tạp khó có thể dự báo trƣớc. Trƣớc tình hình diễn biến trên, hoạt động Vietinbank Đà Nẵng trong thời gian qua cũng đã đối mặt với những khó khăn cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM khác trên cũng địa bàn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên và lãnh đạo, Vietinbank Đà Nẵng đã từng bƣớc vƣợt qua những khó khăn và đã đạt đƣợc rất nhiều thành tích đáng khích lệ. Từ đó, khẳng định thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, tạo cơ sở phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai.

a. Tình hình huy động vốn

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng là một trong những NHTM có thị phần huy động vốn và cho vay lớn trên địa bàn thành phố. Vietinbank Đà Nẵng đã thực hiện nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều hình thức huy động vốn mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phục vụ các nhu cầu ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn cho KH. Nguồn vốn huy động càng nhiều thì khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng phục vụ cho nền kinh tế, đời sống xã hội càng cao. Để đảm bảo huy động đƣợc nguồn vốn, Vietinbank Đà Nẵng đã đa dạng hoá các loại hình huy động nhƣ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, tiết kiệm có kỳ hạn đa dạng với nhiều cách thức thanh toán lãi, gửi tiết kiệm trúng thƣởng…tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời gởi tiền lựa chọn loại hình gửi phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra,Vietinbank Đà Nẵng cũng tăng cƣờng các tiện ích để phục vụ tốt các nhu cầu thanh toán của KH qua ngân hàng, góp phần làm tăng số dƣ tiền gửi huy động cho ngân hàng.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khối Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, thị phần huy động vốn và cho vay của Vietinbank Đà Nẵng có xu hƣớng bị thu hẹp. Mặc dù vậy nguồn vốn huy động của Vietinbank Đà Nẵng vẫn có sự tăng trƣởng tốt, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công Thƣơng VN - CN Đà Nẵng năm 2013 - 2015 Đvt: Tỷ đồng Năm 2013 2014 2015 So sánh Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2014/2013 2015/2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Tổng nguồn vốn

phân theo hình thức gởi 2,387 100% 3,122 100% 4,309 100% 735 30.8% 1,187 38.0% -Tiền gửi doanh nghiệp 950 39.8% 1,048 33.6% 1,486 34.5% 98 10.3% 438 41.8% -Tiền gửi dân cƣ 1,275 53.4% 1,814 58.1% 2,214 51.4% 539 42.3% 400 22.1% -Tiền gửi khác 162 6.8% 260 8.3% 609 14.1% 98 60.5% 349 134.2%

2. Tổng nguồn vốn

phân theo đồng tiền 2,387 100% 3,122 100% 4,309 100% 735 30.8% 1,187 38.0% -Tiền gửi bằng VNĐ 2,167 90.8% 2,899 92.9% 4,009 93.0% 732 33.8% 1,110 38.3% -Tiền gửi bằng ngoại tệ

(quy VNĐ) 220 9.2% 223 7.1% 300 7.0% 3 1.4% 77 34.5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Đà Nẵng năm 2013 - 2015)

Công tác huy động vốn trong những năm gần đây rất đƣợc chú trọng, là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá kết quả hoạt động của Vietinbank Đà Nẵng. Vì vậy Ngân hàng đã phát động, giao chỉ tiêu đến từng CBCNV ngay từ đầu năm để đẩy mạnh công tác huy động. Có thể thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của CN thì nguồn tiền gửi dân cƣ đã liên tục tăng qua các năm, tuy tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cƣ có giảm đi nhƣng vẫn chiếm ƣu thế so với các nguồn khác. Năm 2013, nguồn tiền gửi dân cƣ huy động đƣợc là 1,275 tỷ đồng, chiếm 53.4% nhƣng đến năm 2014 đã tăng lên đến 1,814 tỷ đồng chiếm

58.1% tổng nguồn vốn, năm 2015 nguồn vốn tăng lên 2,214 tỷ đồng và chiếm 51.4% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi doanh nghiệp trong giai đoạn 2013-2015 cũng tăng lên, từ 950 tỷ đồng chiếm 39.8% tổng nguồn vốn năm 2013 lên 1,486 tỷ đồng vào năm 2015, nhƣng tỷ lệ này chỉ chiếm 34.5% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi khác có sự tăng mạnh khi chỉ từ 162 tỷ đồng chiếm 6.8% năm 2013 đã tăng lên đến 609 tỷ đồng, chiếm 14.1% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2015.

Xu hƣớng gửi tiền chủ yếu trong tổng huy động vốn là tiền gửi VNĐ, kế đến là ngoại tệ. Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 90% và có xu hƣớng tăng qua các năm.

Hình 2.2. Biểu đồ quy mô tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại Vietinbank Đà Nẵng

Nguồn vốn huy động từ cá nhân qua ba năm có sự tăng trƣởng rõ, tuy vậy vẫn chƣa có sự bứt phá mạnh là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong việc thu hút nguồn tiền gởi từ dân cƣ, đó là nguyên nhân khách quan. Về chủ quan là do sự xoay chuyển của Vietinbank không theo kịp biến động của lãi suất huy động trên thị trƣờng khiến chi nhánh thua thiệt trong cuộc đua

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Tổng nguồn

vốn Tiền gửi DN Tiền gửi dân cư Tiền gửi khác

2013 2014 2015

huy động vốn. Nhìn chung, nguồn vốn qua ba năm có sự tăng trƣởng khá ổn định, tổng nguồn huy động của cả Vietinbank Đà Nẵng hiện nay chiếm khoảng 12% thị phần huy động vốn trên địa bàn TP.Đà Nẵng, chƣa thực sự cao so với quy mô của NH.

b. Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động có chức năng quan trọng và cơ bản nhất của các NHTM, nó không những cho thấy bản chất mà còn cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của các NHTM.

(Xem bảng 2.2. trang 40)

Qua bảng số liệu có thể thấy, Vietinbank Đà Nẵng năm 2015 đã có sự

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 40 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)