Nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 94 - 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ tín dụng

Yếu tố con ngƣời là quan trọng và luôn là yếu tố chủ đạo của hoạt động. Vì vậy đối với Ngân hàng, ngoài việc đƣa ra chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, cần phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn, tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Sự năng động của cán bộ sẽ đem đến cho Ngân hàng nhiều khách hàng làm ăn hiệu quả và

nhƣ vậy kết quả hoạt động tín dụng của NH ngày càng nâng cao.

Công việc của CBTD khá phức tạp, bởi CBTD là ngƣời trực tiếp quan hệ với khách hàng, là ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất mật thiết. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định nhƣ trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm. Ngoài phẩm chất tốt, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ là những yếu tố cần thiết để tránh đƣợc những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát.

Không những cán bộ tín dụng tự trao dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà NH cần tạo điều kiện để các CBTD này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những CBTD khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên mônvà kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phán đoán cho các cán bộ nhân viên, giúp họ hiểu thêm nhiều kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị KH lợi dụng. Mặc khác cũng cần nâng cao trình độ kỹ thuật cho CBTD về các ngành sản xuất mà CN đang cho KH vay chủ yếu để có thể nhận xét, đánh giá đúng những hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thƣởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thƣởng hợp lý, rõ ràng, có nhƣ vậy công việc mới đƣợc hoàn thành một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó có thể bố trí CBTD phụ trách chính theo từng hình thức công việc nhƣ một ngƣời phụ trách chính về cho vay nông thôn, hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… nhƣ vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm định cũng nhƣ kiểm tra, vì một ngƣời chuyên môn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ đƣợc đặc

tính của từng sản phẩm, khi đó công việc sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.

Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, làm tham mƣu cho lãnh đạo NH trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro.

Trên đây là những biện pháp có thể áp dụng nhằm tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại NH. Tuy nhiên khi rủi ro thật sự xảy ra, chũng ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó áp dụng những biện pháp phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM chi nhánh đà NẴNG (Trang 94 - 96)