Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa là đánh giá kết quả quản lý đạt được của các cơ quan nhà nước về dịch vụ văn hóa trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa được thể hiện thông qua những tiêu chí cụ thể dưới đây:

Một là, kết quả ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý các dịch vụ văn hóa.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các dịch vụ văn hóa cần đảm bảo khoa học, đầy đủ, sát thực, kịp thời để điều chỉnh các quan hệ trong quản lý các dịch vụ văn hóa. Nội dung và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và phải tuân thủ Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp; ban hành theo trình tự, thủ tục luật định; bảo đảm cả tính hợp pháp và tính hợp lý. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ văn hóa cần được phổ biến rộng rãi đến các đối tượng quản lý và công chúng; cần được triển khai bằng phương tiện nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất, tránh qua nhiều nấc trung gian không cần thiết.

Hai là, chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

công chức quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức quản lý dịch vụ văn hóa phản ánh kết quả tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý dịch vụ văn hóa của các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý dịch vụ văn hóa phải đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Việc tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa phải căn cứ vào vị trí việc làm, phải đảm bảo có đủ số người làm việc với cơ cấu hợp lý. Công tác tuyển dụng cần phải đảm bảo công bằng, khách quan, công khai, minh bạch để lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực tốt vào làm việc trong các cơ quan quản lý dịch vụ văn hóa. Hội đồng tuyển dụng cần được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ; quy trình tuyển dụng cần lược bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Việc quản lý, sử dụng nhân sự cần đảm bảo đúng pháp luật, sử dụng đúng người, đúng việc. Công tác quy hoạch cán bộ nguồn cần phải được coi trọng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý dịch vụ văn hóa cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của ngành, từ tình hình thực tế và nhu cầu của đội ngũ, theo tiêu chuẩn, cơ cấu nhân sự với từng chức danh nghề nghiệp cụ thể. Nội dung bồi dưỡng cần xây dựng theo hướng tăng kỹ năng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý nhà nước về văn hóa, các nghiệp vụ, kỹ năng quản lý dịch vụ văn hóa…

Phương pháp bồi dưỡng cần đổi mới theo hướng giảng dạy thông qua giải quyết vấn đề, giảng dạy sử dụng nhóm đồng nghiệp. Việc tổ chức bồi dưỡng cần thực hiện theo nhiều hình thức: tự học có hướng dẫn, vừa làm vừa học, lý thuyết đi đôi với thực hành….

Ba là, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp

luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cung ứng dịch vụ văn hóa.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong cung ứng dịch vụ văn hóa nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong thụ hưởng các dịch vụ văn hóa.

Kết quả công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong cung ứng dịch vụ văn hóa chính là kết quả của việc kiểm tra đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ văn hóa theo định kỳ và đột xuất; việc tiếp nhận, xác minh giải quyết kịp thời, đúng quy định các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; giải quyết dứt điểm từng vụ việc; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền giúp các cơ sở cung ứng dịch vụ văn hóa thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ văn hóa.

Bên cạnh công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ văn hóa thì việc giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ sở này cần được thực hiện. Các tổ chức xã hội và người dân cần tích cực tham gia giám sát chất lượng, giá của các dịch vụ văn hóa, phát hiện những vi phạm của các đơn vị cung ứng dịch vụ văn hóa.

Việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân; chất lượng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các thủ tục hành chính; thái độ phục vụ và ứng xử với người dân; sự hài lòng của người dân và xã hội đối với các dịch vụ văn hóa; hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát xã hội đối với chất lượng dịch vụ văn hóa; kết quả giải quyết các vi phạm pháp luật... là những yếu tố thể hiện hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng của dân tộc, bao gồm

chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học nghệ thuật, tạo nên nền tảng tinh thần của mỗi dân tộc. Trong vai trò nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, thông qua chức năng xây dựng, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng.

Với vai trò đưa sản phẩm văn hóa đến với người dân, sự phát triển của dịch vụ văn hóa góp phần thúc đẩy phân công lao động, nâng cao đời sống con người cả về vật chất, văn hóa, tinh thần, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, bên cạnh những cơ hội là những khó khăn, thách thức, trong đó có những khó khăn, thách thức trong quản lý nhà nước về văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, ngoại lai và lối sống thực dụng đang ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước và của cả hệ thống chính trị.

Trong chương một, học viên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa; khái niệm, sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. Trong chương này, học viên cũng trình bày các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để học viên phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở chương hai.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Phước ảnh hưởng đến văn hóa và dịch vụ văn hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Phước là tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2; ranh giới hành chính được xác định: phía Đông giáp với tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, có đường biên giới dài khoảng 240km; tổng dân số tính đến ngày 31/12/2010 là 902.646 người, với mật độ dân số 131 người/km2. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé cũ: Đồng Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long. Ngày 01/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 20/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp, được tách ra từ hai huyện Bình Long và Lộc Ninh. Ngày 01/5/2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 08 huyện, thị 94 xã, phường và thị trấn. Ngày 11/8/2009, Chính phủ có Nghị quyết số 35/NĐ-CP về việc “Điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, Huyện Phước Long; Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; Thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”. Sau khi thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ, tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là: thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng với tổng số 111 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Trục giao thông chính của tỉnh Bình

Phước là quốc lộ 13 và 14, là điểm nối quan trọng giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đông Bắc Campuchia; đồng thời Bình Phước được xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với những đặc điểm trên Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giao lưu phát triển về văn hóa, thể thao và du lịch. Trong 5 năm (2011 - 2015) triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã, hội tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã phát triển theo quy hoạch, duy trì tốc độ phát triển cao, đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. Địa thế của tỉnh Bình Phước có đường bộ, đường giao thông thuận lợi, đất đai trù phú, có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia tạo cho Bình Phước tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Từ những điều kiện tự nhiên trên đây, chúng ta nhận thấy: Bình Phước là tỉnh nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam bộ, một vùng văn hóa đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Bình Phước nằm trên trục giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các tỉnh, thành trong vùng, giữa Đông Nam bộ với các vùng miền khác. Đây là những cơ sở để phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa ở tỉnh trong thời gian qua.

2.1.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Bình Phước với 41 dân tộc anh em, có nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng văn hóa phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa như: du lịch sinh thái; du lịch thắng cảnh, du lịch lịch sử; lễ hội truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó, có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau làm nên bức tranh văn hóa tỉnh Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng. Trước hết, là văn hóa của các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, tiêu biểu là người S’tiêng, M’nông, Tà Mun... với các giá trị như: văn hóa cồng chiêng, văn hóa cư trú, các lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, các bài thuốc dân gian, nghệ thuật dệt vải, rèn sắt.

Phát triển sự nghiệp VH,TT&DL luôn có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng để phát triển, đồng thời luôn tập

trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các cấp, để ngày càng đáp ứng hơn cho yêu cầu phát triển sự nghiệp VH,TT&DL của tỉnh.

Bên cạnh những địa điểm mang dấu ấn lịch sử - văn hóa, tỉnh Bình Phước còn có nhiều loại hình văn hóa dân gian độc đáo. Tiêu biểu có ẩm thực; lễ hội; các trò chơi dân gian; phong tục tập quán, cách ứng xử; giao tiếp; tôn giáo; văn học - nghệ thuật. Tiêu biểu nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như “lễ hội ăn trâu” của người S’tiêng, lễ mừng lúa mới của người Khmer, lễ hội Miếu Bà (ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long). Bình Phước còn là một trong 21 tỉnh phía Nam có nghệ thuật đờn ca tài tử gồm 11 câu lạc bộ hoạt động thường xuyên với hàng nghìn thành viên thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh. Việc UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã trở thành một niềm tự hào to lớn đối với người người dân Nam Bộ nói chung, người dân tỉnh Bình Phước nói riêng.

Khách du lịch đến du lịch ở Bình Phước thường rất thích tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu các loại hình nghệ thuật gắn với các hoạt động văn hóa lễ hội, tiếp xúc, trải nghiệm qua hình thức du lịch homestay với cộng đồng người dân tộc để tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống, văn hóa nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Những nét văn hóa đó lại được hòa quyện với du lịch sinh thái có sức cuốn hút du khách tham quan. Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng Sóc Bom Bo - một công trình văn hóa quan trọng trong phát triển sản phẩm dịch vụ văn hóa cộng đồng của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước (thuộc huyện Bù Đăng) mới được khánh thành ngày 15/10/2015. Sau hơn 02 năm đưa vào khai thác, khu Bảo tồn văn hóa dân tộc này đã đón hàng nghìn khách khách tham quan.

Với tiềm năng phát triển các loại hình văn hóa tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước gắn liền với vai trò đưa sản phẩm văn hóa đến với người dân đã giúp sự phát triển của các loại hình dịch vụ văn hóa được nâng lên ngày càng nhiều nhằm thỏa mãn con người cả về vật chất, văn hóa, tinh thần góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để từng bước thu hẹp khoảng

cách cuộc sống vật chất, tinh thần giữa thành thị và nông thôn, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội. Trong quá trình mở của hội nhập quốc tế bên cạnh, những cơ hội phát triển cũng có những khó khăn, thách thức lớn về nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, lai căng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)