Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 78)

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân và các đơn vị kinh doanh nhận thấy rõ những tác dụng tích cực và những tác hại không lành mạnh của các dịch vụ văn hóa.

- Đối với người dân: thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân nhận thấy những mặt tích cực, lành mạnh của các dịch vụ văn hóa đối với đời sống xã hội, đối với từng người để từ đó mỗi người có ý thức phát huy những yếu tố tích cực đó và chủ động tham gia, đóng góp cho hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, phải làm cho họ nhận thấy những mặt tiêu cực, hạn chế, không lành mạnh của các dịch vụ văn hóa, nhất là các dịch vụ văn hóa nhạy cảm hoặc sử dụng công nghệ cao để từ đó người dân có ý thức phòng ngừa cho chính bản thân và con em mình, đồng thời mạnh dạn ngăn chặn mọi dịch vụ văn hóa sai trái. Chẳng hạn như, thông qua tuyên truyền làm cho người dân thấy được những tác dụng tích cực của games online cũng như những tiêu cực của nó để từ đó họ chủ động phối hợp với nhà trường và cộng đồng giáo dục con em họ hiểu được những mặt tốt, xấu của internet và khai thác internet hiệu quả hơn.

Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện các cơ chế để nhân dân giám sát, kiểm tra tốt hơn các vấn đề như quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa của chính quyền địa phương và ngành chức năng, kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định và chỉ thị của UBND trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; các hoạt động và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. Cơ chế đó là nhân dân trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước về dịch vụ văn hóa và cán bộ, công chức hoặc giám sát gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc ban thanh tra nhân dân. Chính quyền cơ sở phải chủ động chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận và các đối tượng có liên quan để xem xét các ý kiến của nhân dân trong quá trình kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, xử lý các sai phạm nhằm bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn đạt hiệu quả.

- Đối với người kinh doanh các dịch vụ văn hóa: tuyên truyền, vận động để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, giáo dục cho họ ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Phải làm sao cho mỗi người kinh doanh các dịch vụ văn hóa ý thức được mục đích kinh doanh, không vì lợi ích cá nhân mà vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội. Chính quyền địa phương nên có những hình thức nêu gương điển hình, những điểm sáng văn hóa; kiểm điểm, nhắc nhở các cơ sở chưa chấp hành đúng quy định trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Phát động thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình đối với cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh lành mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội. Động viên, khen thưởng kịp thời và có biện pháp bảo vệ những người khai báo, tố giác những biểu hiện vi phạm pháp luật trong kinh doanh các dịch vụ văn hóa.

- Đối với các đơn vị tổ chức các hoạt động kinh doanh: tuyên truyền để các đơn vị kinh doanh không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cộng đồng hay gây hậu quả lâu dài. Thực tế ở Bình Phước cho thấy, trong các hoạt động lễ hội nhất là các lễ hội ở đình, chùa, các cơ quan chức năng ở cấp huyện và xã chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng buôn bán hàng mã, bói toán hoặc tăng chi phí dịch vụ vượt mức quy định.

Các cấp chính quyền địa phương, ngành văn hóa, ngành tư pháp cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương về quản lý các dịch vụ văn hóa.

Các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dịch vụ văn hóa trong nhân dân. Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên tổ chức sinh hoạt quán triệt nội dung các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội trong hội viên. Đồng thời, thường xuyên giám sát hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Đối với thanh thiếu niên, học sinh: ngành văn hóa cần phối hợp với nhà trường, cha mẹ các em, giáo dục tuyên truyền về những tác dụng tích cực và những tác hại của các dịch vụ văn hóa. Song song đó, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên; gắn giáo dục pháp luật với thực tiễn chấp hành pháp luật trên lĩnh vực văn hóa, nhất là các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực dịch vụ Internet, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử. Cần phổ biến cụ thể đến từng học sinh, sinh viên để giáo dục các em về ý thức chấp hành pháp luật; không sa đà vào những tiêu cực trên các loại hình dịch vụ này; chủ động phát hiện và tố giác những đối tượng không chấp hành các quy định của pháp luật.

Để tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cần phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục. Ngành văn hóa cần chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương cùng cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý các dịch vụ văn hóa qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, sử dụng các đội thông tin lưu động, các đội văn nghệ quần chúng; các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người dân.

Các phương tiện thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục mới về tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến dịch vụ văn hóa, nêu gương điển hình tốt, những sáng kiến hay trong tổ chức thực hiện thông tin tuyên truyền và chấp hành pháp luật. Báo, đài phải thực sự trở thành diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, là nơi phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, về những bất cập, bức xúc trong trong hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.

Tuyên truyền, giáo dục theo chuyên đề, tổ chức tập huấn cho chủ cửa hàng đăng ký kinh doanh, phô tô các văn bản của nhà nước về các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép đối với từng loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, những quy

định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật.

Để giúp cho các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh nắm vững pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ văn hóa, các cấp chính quyền địa phương cần phát huy vai trò của cán bộ văn hóa thông tin trong công tác tuyên truyền; định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thanh niên tình nguyện để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dịch vụ văn hóa. Thường xuyên cung cấp các tài liệu tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ văn hóa cho các tổ chức, công dân; trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến pháp luật và cung cấp tài liệu tuyên truyền cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, cụ thể như: cung cấp tài liệu bằng tiếng dân tộc, sử dụng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật biết tiếng dân tộc, là người dân tộc thiểu số để phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc.

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Như đã nêu ở chương 2, chúng ta thấy trong thực tiễn quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa có những vấn đề trong quản lý các dịch vụ văn hóa mà pháp luật chưa đề cập tới, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa là rất cần thiết. Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ văn hóa, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý cần:

Một là, cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp thực tiễn, còn gây nên những vướng mắc, không thống nhất khi thực thi. Ví dụ, Điều 32 Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định: chủ cơ sở kinh doanh Karaoke không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

Quy định như vậy, cá nhân tổ chức hoạt động Karaoke sẽ dễ dàng “lách luật” gây khó cho cơ quan xử lý hành chính khi vi phạm. Lý do, rượu, bia đều là những chất có cồn, nếu cấm chủ cơ sở kinh doanh không bán rượu thì có quyền bán bia và cho khách uống bia trong phòng Karaoke. Về xử phạt vi phạm hành chính, Điều 18 Nghị định 75/2010/NĐ-CP quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke; say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác. Như vậy, Quy chế về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng mâu thuẫn với Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, gây khó cho cơ quan xử lý, đồng thời dựa vào sự bất cập ấy người dân dễ lách luật.

Hai là, việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để quản lý các dịch vụ văn hóa cần phải quan tâm đến tính đặc thù của dịch vụ văn hóa để cụ thể hóa và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng loại hình dịch vụ văn hóa. Cần xác định rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong phát triển các dịch vụ văn hóa; làm rõ nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; xác định cụ thể hơn, rõ ràng hơn cơ chế tài chính và sự quản lý của chính quyền địa phương đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ văn hóa như Trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện, Trung tâm Phát hành và Chiếu bóng; cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ văn hóa bảo đảm đạt hiệu quả tốt.

Cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các chế tài, các văn bản pháp luật đối với các dịch vụ văn hóa nhạy cảm và các dịch vụ văn hóa có yếu tố công nghệ cao như: karaoke, vũ trường, internet, …

Ba là, trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ văn hóa, cần quan tâm đến những dịch vụ văn hóa liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Đối với các văn bản pháp luật này cần chỉ rõ dịch vụ văn hóa liên quan

đến bộ, ngành, lĩnh vực nào, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình quản lý.

3.3.1.3. Phát triển nguồn nhân lực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Ðội ngũ những người làm văn hóa ở Bình Phước vẫn còn đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Do đó, cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho văn hóa, từ cán bộ quản lý, giáo viên bậc cao, đến các cán bộ kỹ thuật, văn nghệ sĩ.

Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa cơ sở thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ khuyến khích thỏa đáng. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức về nghiệp vụ cho cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa ở các xã, phường, chú trọng đến cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Cần sớm có quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa, từ đó có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng hợp lý đội ngũ cán bộ này nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút những cán bộ có năng lực về làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra của ngành từ tỉnh đến xã đảm bảo đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học viên của Trường Văn hóa Nghệ thuật và Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở. Tỉnh cần sớm hoàn thành đề án nâng cấp trường Văn hóa Nghệ thuật thành trường Trung cấp Văn hóa - Du lịch, tiếp tục phối hợp với các trường đại học tổ chức các lớp Đại học Quản lý văn hóa, Đại học Bảo tàng, các lớp Cao đẳng Văn hóa Du lịch; mở các lớp tập huấn ngắn hạn về năng khiếu nghệ thuật nhạc ngũ âm Khmer, nghệ thuật dẫn chương trình, nghiệp vụ thư viện cơ sở; nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà văn hóa xã.

3.3.1.4. Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Dịch vụ văn hóa rất rộng và có quan hệ với nhiều dịch vụ kinh tế - xã hội. Dịch vụ văn hóa kết nối chặt chẽ văn hóa với kinh tế. Quản lý các dịch vụ văn hóa không phải là công việc riêng của ngành văn hóa mà của nhiều ngành. Do đó, về mặt quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong quá trình quản lý các dịch vụ văn hóa. Từ đây, giữa các ngành, các cấp sẽ nẩy sinh các cơ chế và phương thức quản lý.

Như đã nêu ở Chương 2, một trong những nguyên nhân đưa đến những hạn chế của các dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước là do cơ chế và phương thức quản lý chưa phù hợp. Trước một sai phạm trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, mỗi cơ quan, đơn vị thuộc các ngành khác nhau có thể xử lý theo các cách khác nhau.

Trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa thường có các loại cơ chế quản lý, chỉ đạo chủ yếu sau đây:

- Cơ chế phối hợp: cơ chế này diễn ra giữa các ngành, các đơn vị, cơ quan và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)