Một là, cơ sở lý luận: Đó chính là vai trò của văn hóa và dịch vụ văn hóa đối với đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về phát triển văn hóa mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 1, ở đây chúng tôi không trở lại.
Hai là, cơ sở pháp lý: Khi đưa ra các giải pháp, học viên căn cứ vào một số văn bản pháp lý sau đây:
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội năm 2009.
- Nghị quyết số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc, sân khấu.
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
- Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Kế hoạch số 84-KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Bình Phước đề ra các mục tiêu phát triển văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Ba là, cơ sở thực tiễn: Đây chính là tình hình hoạt động của các dịch vụ văn hóa và quản lý hoạt động của các dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua.